Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11-16

Trang 16 trong tổng số 20

Chương 9 (B)
Đi tới đầu thôn, chợt thấy phía sau nhà có một bóng người trèo tường, nhảy vào bên trong. Triệu Hổ nghĩ: "Vừa mới tối sao đã có trộm? Kệ nó, ta cứ theo vào xem sao. Kẻ kiếm ăn. đâu có kể gì đến lương tâm! Nếu không ăn trộm thì mò vào đó làm gì nếu có lương tâm thì đã chẳng đi ăn trộm. Nghĩ thế, Triệu Hổ bỏ bị gậy xuống, lẳng đôi giày rách, đi chân đất, nhún người nhảy phốc lên mặt tường. Thấy bên trong tường có một đống củi, Triệu Hổ tụt người xuống. Chú ý nhìn, thì thấy một người đang bò lổm ngổm. Triệu Hổ nhoài người tóm chặt lấy. Người ấy kêu "Ối!" lên một tiếng. Triệu Hổ nói:
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Mày mà kêu ta bóp chết.
- Tôi không kêu! Tôi không kêu! - Người ấy nói. - Xin ông tha cho.
- Mày tên gì? - Triệu Hổ hỏi. - Lấy trộm cái gì? Để ở đâu? Nói mau!
- Tôi là Diệp Thiên Nhi, có một người mẹ già đã tám mươi tuổi - Người ấy nói. - Vì không có gì nuôi dưỡng, nên lần đầu tiên tôi đi ăn trộm. Xin ông tha cho.
- Có đúng mày chưa lấy được gì không? - Triệu Hổ hỏi.

Triệu Hổ vừa tra hỏi vừa xét kĩ, thấy dưới đất có một dải lụa trắng. Triệu Hổ vừa lôi thì dưới đất tung ra, càng lôi càng dài, giũ mạnh, thấy hai chiếc chân nhỏ lòi ra, bèn nắm chặt lấy chân lôi thật mạnh, thì đó là chiếc xác đàn bà không đầu.
Thấy thế Triệu Hổ nói:
- Ngươi giỏi thật! Đã giết người lại còn lừa dối ta. Ta nói thực với ngươi, ta không phải ai khác mà là Triệu Hổ dưới trướng Bao đại nhân ở phủ Khai Phong. Vì việc này mà ta phải bí mật tới đây điều tra.
Diệp Thiên Nhi nghe thấy thế sợ hết hồn, van nài:
- Ông Triệu! Thưa ông con quả thực là đi ăn trộm, chứ hoàn toàn không giết người.
- Ai nghe mày, cứ trói lại đã rồi hãy hay.
Thế rồi Triệu Hổ lấy dải lụa trắng trói lại. Sợ hắn kêu lại xé lụa nhét chặt vào mồm, rồi nói:
- Mày hãy ở đây, ta đi một lát sẽ tới.

Triệu Hổ theo đống củi nhảy ra ngoài, chẳng để ý gì đến bị gậy và đôi giày rách, cứ chân đất, chạy như bay về thẳng công đường.
Lúc ấy trời vừa canh một, thằng nhỏ đang đứng đó chờ. Hình như ngài Triệu Hổ, song lại nghe thấy tiếng bước chân chạy uỳnh uỵch, bèn vội ra đón, nói:
- Việc ấy ngài làm thế nào rồi?
- Chú nhỏ, ta rất thú vị. - Triệu Hổ nói.

Vừa nói, vừa chạy như bay vào công đường. Thằng nhỏ thấy thế rối rít chạy theo. Ai ngờ, vì có quan Khâm sai, nên các cửa công đường đều đóng, canh gác rất nghiêm ngặt. Bỗng thấy có một người ăn mày xồng xộc chạy vào, họ vội ngăn lại, nói:
- Ngươi có biết đây là đâu không, mà dám liều lĩnh như thế.
Chưa nói hết thì đã thấy Triệu Hổ dùng tay gạt họ ngã bổ chửng xuống đất. Triệu Hổ vào rồi. Mọi người mới gào ầm lên, thấy thằng nhỏ của Triệu Hổ chạy vào nói:
- Đừng kêu nữa, ngài Triệu Hổ đấy!
Mọi người nghe thấy sũng sờ không biết vì sao.
Triệu Hổ chạy vào, gặp ngay Bao Hưng liền kéo tay nói:
- Đến đúng lúc quá.
Bao Hưng giật mình vội hỏi:
- Ngươi là ai?
Thằng nhỏ chạy tới nói:
- Triệu Hổ đấy.
Trong đêm tối, Bao Hưng nhìn không rõ, chỉ nghe thấy Triệu Hổ nói:
- Ngươi hãy vào bẩm... Bao đại nhân... nói là Triệu Hổ xin gặp.
Nghe thấy tiếng Triệu Hổ, Bao Hưng nói:
- Chà, chà! Ngài Triệu Hổ, ngài làm tôi hết cả hồn vía.
Tới chỗ ánh đèn, thấy dáng vẻ Triệu Hổ không sao tưởng tượng nổi, tự nhiên cười phá lên. Triệu Hổ nói:
- Thôi đừng cười nữa, vào nói ngay với Bao đại nhân, ta có việc rất quan trọng xin gặp. Mau lên, mau lên.
Thấy thế Bao Hưng cho rằng chắc là có việc gì, bèn đưa ngài Triệu vào thư phòng Bao Công. Bao Hưng vào bẩm. Bao Công lập tức gọi vào. Thấy dáng vẻ Triệu Hổ như thế, cũng bật cười, hỏi:
- Có việc gì thế?
Triệu Hổ kể lại việc mình bí mật đi điều tra, gặp Diệp thiên Nhi, thấy xác một người đàn bà không đầu như thế nào. Đang lúc chưa tìm ra đầu mối, thấy thế Bao Công vô cùng mừng rỡ, lập tức sai hai người coi giữ thi thể và hai người giải ngay Diệp Thiên Nhi tới. Dặn dò xong, mới bảo Triệu Hổ ra phía sau thay quần áo, rồi hết lời khen ngợi Triệu Hổ. Triệu Hổ dương dương tự đắc đi ra. Thằng nhỏ đã chuẩn bị sẵn quần áo và nước sạch. Triệu Hổ thưởng cho thằng nhỏ mười lạng bạc, nói:
- Thằng nhỏ giỏi thật, không có mày thì ta làm sao lập được công.
Triệu Hổ rất vui sướng, ông thảnh thơi chải đầu nghỉ ngơi.
Một lát sau, sai nhân đã giải Diệp Thiên Nhi về, hắn vẫn còn bị trói. Bao Công lập tức lên công đường, lệnh đưa Thiên Nhi đến trước mặt, rồi cởi trói. Ông hỏi:
- Ngươi tên gì? Vì sao lại giết người? Hãy nói mau!
- Con tên là Diệp Thiên Nhi, - Diệp Thiên Nhi nói, - nhà có mẹ già. Chỉ vì khổ quá không sống được mới đi ăn trộm.
Không ngờ lần đầu đã bị bắt. Xin ngài tha tội.
- Ngươi đi ăn trộm là phi pháp, vì sao lại còn giết người?
Bao Công hỏi.
- Đúng là con đã đi ăn trộm. - Diệp Thiên Nhi nói, - song con không giết người.
- Mày là một tên gian manh độc ác! - Bao Công đập bàn quát. Ta hỏi mày không chịu khai, các người hãy lôi nó ra, đánh cho nó hai mươi gậy.
Chỉ đánh hai mươi gậy mà Diệp Thiên Nhi đau quằn quại, vội khai ngay:
- Con thật không may, lần trước như thế, mà lần này cũng vậy. Thật oan con quá!
Thấy có uẩn khúc, Bao Công hỏi:
- Lần trước thế nào, nói mau?!
Biết rằng đã lỡ lời, Diệp Thiên Nhi im lặng. Bao Công quát:
- Vả vào mồm nó cho ta, vả thật đau vào.
Diệp Thiên Nhi vội nói:
- Mong ngài bớt giận, con xin khai. Vì thôn Bách Gia có Bách Viên Ngoại, gọi là Bách Hùng. Ngày sinh nhật ông ta, con tới giúp để kiếm cơm. Xong việc, con tưởng rằng sẽ được thưởng tiền hoặc được ăn. Ai ngờ Bạch An là quản gia nhà ông ta còn cay nghiệt hơn ông. Xong việc, không những không thưởng tiền, mà ngay cả những thúc ăn thừa cũng không cho. Bởi thế con rất tức, đến tối con tới nhà ông ăn trộm.
Bao Công nói:
- Người vừa nói đó là lần đầu, còn hôm nay là lần thứ hai ư?
- Lấy trộm nhà Viên Ngoại là lần đầu. - Diệp Thiên Nhi nói.
- Ăn trộm thế nào nói mau! - Bao Công hỏi.
- Đường ngang lối tắt nhà ông ấy con thuộc hết. - Diệp Thiên Nhi nói. - Con lẻn vào lối cổng chính, rồi nấp vào nhà phía đông. Đây là phòng của vợ ông ta tên là Ngọc Nhụy. Con biết là hòm tủ của bà ta rất nhiều của cải. Đang nấp, con nghe thấy tiếng gõ cửa. Ngọc Nhụy ra mở, một người bước vào, rồi đóng cửa lại. Trong chỗ tối con nhìn thấy người ấy chính là quản gia Bạch An. Hai người hú hí cười đùa với nhau, rồi họ vào trong màn. Một lát sau, hai người ngủ say, con rón rén mở tủ rờ được một chiếc tráp gỗ rất nặng, bèn lấy ngay, vượt qua tường về nhà. Thấy ở tráp có chìa khóa, con mừng quá, mở ra xem, thì ôi thôi, đó là một chiếc đầu người. Lần này lại gặp một xác chết, cho nên con nói: "Lần trước như thế, lần này lại cũng như thế". Đó chẳng phải là con gặp vận đen ư!
- Đầu người trong tráp, - Bao Công hỏi, - là nam hay nữ? Nói mau!
- Là đầu đàn ông. - Diệp Thiên Nhi nói.
- Ngươi đã mang đi chôn hay báo quan. - Bao Công hỏi.
- Con không chôn, - Diệp Thiên Nhi nói, - cũng không báo quan.
- Không chôn, cũng không báo quan, - Bao Công nói, - vậy ngươi vứt ở đâu? Nói mau.
- Trong thôn con có một người tên là Khâu Phượng. Vì con lấy trộm bí ngô bị ông bắt được...
- Ăn trộm bí ngô là lần thứ ba. - Bao Công nói.
- Ăn trộm bí ngô là lần đầu. - Diệp Thiên Nhi nói. - Lão Phượng tức giận, dùng giây múc nước giếng đánh con một trận nhừ tử, rồi mới tha. Bởi thế con thù, vứt chiếc đầu lâu ấy vào nhà ông ta.
Bao Công lập tức lệnh cho hai người đi bắt Bạch An, và hai người đi bắt Khâu Phượng, ngày mai tới xét hỏi. Giam Diệp Thiên Nhi vào nhà giam.
Hôm sau, Bao Công đang chải đầu, vẫn chưa ra công đường, thấy một sai nha đi coi xác người đàn bà về báo:
- Tối qua con vâng lệnh đi coi chiếc xác, sáng nay kiểm tra lại, thì nơi ấy là sân sau nhà gã đồ tể họ Trịnh, cửa trước vẫn còn khóa, cho nên con trở về báo với ngài.
Nghe xong Bao Công hiểu ra ngay, nói:
- Ta hiểu ra rồi. Ngươi hãy tới đó ngay.
Bao Công lập tức lên công đường. Ông lệnh cho sai nha dẫn ngay gã đồ tể họ Trịnh tới hỏi:
- Mày là thằng đáng chết, mày đã giết người còn đổ tội cho người khác. Mày không biết đầu người đàn bà, nhưng tại sao sân sau nhà mày lại có xác chết đàn bà. Hãy khai thực đi!
Sai nha hai bèn quát để uy hiếp:
- Nói mau! Nói mau!
Gã đồ tể họ Trịnh cho rằng quan đã cho người lục soát tìm thấy chiếc xác đàn bà ấy. Hắn khiếp sợ đúng ngây người như tượng gỗ, một lúc lâu hắn mới nói:
- Con xin khai. Hôm ấy khoảng canh năm con dậy giết lợn thấy có người gõ cửa kêu cứu. Con vội mở cửa ra cho người ấy vào. Con nghe thấy bên ngoài có tiếng người truy đuổi, nói: “Không thấy thì ngày mai ta hãy lục soát kĩ, có lẽ nó chỉ ẩn nấp quanh quẩn đây thôi”. Nói xong họ bỏ đi. Con chờ đến lúc yên tĩnh mới thắp đèn lên, thì đó là một cô gái trẻ. Con hỏi vì sao đêm hôm khuya khoắt lại chạy trốn. Cô ta nói: "Tôi là Cẩm Nương. Chỉ vì mắc lừa nên bán mình cho nhà chứa. Tôi là con gái nhà lành, không chịu nghe theo. Sau đó con của Thái thú Tưởng cậy quyền cậy thế, đưa nhiều vàng bạc đòi mua tôi làm thiếp. Tôi bèn giả vờ niềm nở, ân cần, liếc mắt đưa tình dâng rượu, chuốc cho con của Thái thú Tưởng say mềm, rồi chạy trốn". Con thấy cô ta đẹp, đầu cài đầy trang sức, bất giác nổi máu tham. Ai ngờ cô ta kêu la chống cự, con cầm dao dọa cô. Không ngờ vừa kề dao vào cổ, đầu cô đã rơi ra. Thấy cô chết, con lột hết áo quần, chôn cô ở sân sau. Trở lại con rút hết đồ trang sức gài trên đầu. Bỗng nghe thấy có người mua thủ lợn, con vội tắt đèn. Sau đó con nghĩ, sao không gói chiếc đầu này lại đưa cho nó mang đi vứt. Đúng là con ngu đần hoảng sợ, và cũng là oan hồn đeo bám nên tự nhiên con gói chiếc đầu ấy vào tấm vải lót, rồi lại thắp đèn mở cửa, gọi người mua thủ lợn quay lại, thì đó lại là ông Hàn. Rất may ông không mang cái đựng, bởi thế con đã đưa cho ông gói đầu lâu ấy, thế là ông mang đi. Ông đi rồi con mới hối hận. Việc này làm sao mà ông ta có thể bỏ qua được? Nhất định sẽ rắc rối to. Rồi sau đó lại nghĩ, nếu như ông ấy vứt đi cho mình thì may, nếu ông ấy làm ra chuyện, thì cứ chối phắt đi là xong. Không ngờ ngài sáng suốt phán xét, đã tìm ra chiếc xác ấy. Thật đáng thương, con đã giết người. Tất cả quần áo và đồ trang sức vẫn còn nguyên vẹn. Con đã phạm tội. Con oan uổng!
Thấy hắn đã khai đúng sự thực, Bao Công bèn bắt hắn kí vào tờ khai.
Vừa đưa hắn xuống, thì thấy một sai nha vào bẩm:
- Thưa ngài đã bắt Khâu Phượng tới.
- Giải nó vào đây. - Bao Công nói.
Hỏi lão vì sao lại chôn đầu người. Lão Khâu không dám che giấu, đành khai thực.
- Hôm ấy nghe bên ngoài đến “uỵch" một cái, tưởng kẻ xấu vào lấy trộm, con vội chạy ra xem, thì thấy một chiếc đầu lâu, sợ quá con bảo người làm công là Lưu Tam mang đi chôn. Ai ngờ Lưu Tam không nghe, đòi con phải đưa một trăm lạng bạc. Không còn cách nào khác, con trả năm mươi lạng, anh ta mới chịu chôn.
- Chôn ở đâu? - Bao Công hỏi.
- Ngài hỏi Lưu Tam thì biết rõ. - Lão Khâu trả lời.
- Hiện Lưu Tam ở đâu? - Bao Công hỏi.
- Hiện đang ở nhà con. - Lão Khâu nói.
Bao Công lập tức lệnh cho quan huyện dẫn sai nha giải lão Khâu về tìm Lưu Tam, và đào ngay đầu người đưa về.
Vừa đi xong, lại có sai nha về bẩm báo:
- Đã bắt được Bình An.
Rồi lập túc giải vào công đường. Hắn còn rất trẻ, đẹp trai, rất ăn diện. Bao Công hỏi:
- Ngươi có phải là Bạch An, quản gia của Bạch Hùng không?
- Thưa ngài, con đúng là Bạch An ạ.
- Chủ ngươi đối đãi với ngươi như thế nào?
- Chủ con coi con như ruột thịt, quả thực đó là công ơn tái tạo.
- Mày là đồ loạn luân! - Bao Công đập bàn quát. - Đã như thế sao mày còn thông dâm với vợ chủ nhà? Hãy khai mau.
Bạch An thấy thế bỗng sợ hãi, nói:
- Hằng ngày con vốn hết lòng hầu hạ ông chủ, không có gì phải sợ.
Bao Công bảo dẫn Diệp Thiên Nhi vào. Thấy Bạch An, Thiên Nhi nói:
- Ông không nên biện bạch nữa. Khai đi tôi. Ta đã khai hết ông thế nào rồi. Tối ấy, ông gõ cửa, sau đó cùng với Ngọc Nhụy vào màn, ta cũng ở đó. Khi hai người ngủ say, ta mở tủ lấy tráp gỗ, tưởng rằng phát tài to, ai ngờ trong đó là một chiếc đầu lâu. Không cần phải nói việc giữa chủ và đầy tớ, ngươi hãy khai thực đi. Ngươi không khai cũng chẳng được đâu.
Nghe thấy thế Bạch An cứng họng, mặt tái mét. Bao Công giục:
- Đó là đầu ai? Hãy khai thực.
Bạch An không còn cách nào khác, bò lên nửa bước nói:
- Con xin khai. Đó là chiếc đầu em họ nhà chủ con. Tên là Lý Khắc Minh. Vì khi chủ con còn nghèo, có mượn của anh ấy năm trăm lạng bạc ròng, vẫn thưa trả. Hôm ấy Lý Khắc Minh đến nhà Viên ngoại con, một là thăm hỏi, hai là đòi số bạc ấy. Chủ nhà con đãi rượu. Ai ngờ khi say rượu, Lý Khắc Minh lỡ lời, nói rằng trên đường gặp một hòa thượng điên tên là Đào Nhiên Công, nói rằng trên mặt anh có ám khí, rồi cho anh một chiếc gối Du Tiên, và bảo đưa cho Tinh Chủ. Anh ta cũng không biết Tinh Chủ là ai. Bởi thế đòi mượn gối Du Tiên xem. Chủ con nói, trong đó có vườn Lãng lầu Quỳnh(1) hoa thơm cỏ lạ, vô cùng huyền diệu. Một là chủ con tham lam chiếc gối Du Tiên, hai là để khỏi phải trả năm trăm lạng bạc, nên đã giết anh, rồi bảo con đem chôn xác tại nhà chứa hàng. Con nghĩ, con và Ngọc Nhụy yêu nhau, nếu bị chủ nhà phát hiện thì làm thế nào đây? Thôi thì ta đem chiếc đầu ấy ngâm vào thủy ngân, rồi giấu vào tủ của Ngọc Nhụy, để nắm đằng chuôi, nếu sau này chủ nhà phát hiện ra. Ai ngờ bị Diệp Thiên Nhi lấy cắp chiếc đầu ấy, và đến nay xảy ra nông nỗi này.
(1) Vườn Lãng lầu Quỳnh: chỉ nơi tiên ở.
Nói xong Bạch An cúi lạy. Bao Công hỏi:
- Nhà ngươi chôn xác ở đâu?
- Sau khi chôn, - Bạch An nói, - thì thấy ma hiện hình. Bởi thế đã dọn nhà đi nơi khác, mở cửa cho Hàn Thụy Long thuê.
Nghe xong Bao Công hiểu ra ngay, bảo Bạch An kí vào bản lời khai, lập tức ra lệnh bắt Bạch Hùng.
Lúc ấy quan huyện đã về, vào công đường bẩm rằng:
- Tôi áp giải Khâu Phượng, trước hết tới nhà Lưu Tam đào đầu Lưu Tam dẫn tới cạnh giếng, đào lên thì lại là xác đàn ông. Xét nghiệm thấy ở thái dương có dấu vết hung khí bằng sắt. Hỏi Lưu Tam thì Lưu Tam nói rằng "đào nhầm", bên này mới là nơi chôn đầu người thật, đó là chiếc đầu đàn ông được ngâm bằng thủy ngân. Tôi không dám chuyên quyền, giải can phạm Lưu Tam về để ngài xét hỏi.
Nghe quan huyện nói, Bao Công thấy lần này ông rất cẩn thận, không hoang đường như lần trước, nên rất vui, bèn nói:
Quý huyện vất vả quá, hãy đi nghỉ ngơi đi.
Sau đó ông gọi Lưu Tam tới hỏi:
- Chiếc xác đàn ông bên giếng, từ đâu tới? Nói mau!
Lưu Tam vội cúi đầu, nói:
- Mong ngài đừng nổi giận, con xin khai. Thưa ngài, chiếc xác đàn ông ấy không phải ai khác, đó là Lưu Tú anh em thúc bá của con. Chỉ vì con được chủ thuê năm mươi lạng bạc mang đầu đi chôn, ai ngờ Lưu Tú theo sau, nói:
- Chôn trộm đầu người, đáng khép vào tội gì.
Con hứa cho nó mười lạng, nhưng nó không nghe. Hứa chia cho nó một nửa nó cũng không chịu. Con hỏi nó đòi bao nhiêu? Nó nói: "Bốn mươi lăm lạng”. Con nghĩ, tất cả có năm mươi lạng, thế thì con chỉ còn lại có năm lạng. Tức quá, con giả vờ bằng lòng gọi nó đến đào hố giúp. Khi đào đã sâu, thấy nó cúi xuống bốc đất, con dùng xẻng đâm thẳng vào thái dương, và cứ thế chôn luôn. Sau đó đào hố khác chôn đầu. Không ngờ hôm nay thần xui quỷ khiến nên đã đào nhầm.

Nói xong gã khấu đầu lạy. Bao Công bắt hắn kí vào lời khai, rồi cho hắn xuống dưới.
Lúc ấy, Bạch Hùng cũng bị giải tới, hắn đã khai đúng như Bạch An, đồng thời đã trình chiếc gối Du Tiên lên Bao Công. Bao Công xem xong giao cho Bao Hưng, rồi tuyên án. Đồ tể họ Trịnh phải đền mạng cho cô gái; Bạch Hùng phải đền mạng cho Lý Khắc Minh; Lưu Tam phải đền mạng cho Lưu Tú. Tất cả đều bị chém đầu; Bạch An bị tống giam chờ treo cổ, Diệp Thiên Nhi bắt phải sung vào quân đội. Lão Khâu chôn đầu người sợ tội đưa hối lộ chịu tội đồ. Ngọc Nhụy bị bán cho nhà quan làm nô tì; Hàn Thụy Long không nghe lời mẹ, tham tiền, lẽ ra cũng phải trị tội, song vì còn trẻ người non dạ nên được về phụng dưỡng mẹ già và tiếp tục học tập. Hàn Văn thị biết nuôi dưỡng dạy bảo con thấy của nghĩ đến nghĩa, biết cách dạy con, được quan huyện thưởng hai mươi lạng bạc để nêu gương. Quan huyện lẽ ra phải tấu trình lên cấp trên, nhưng nghĩ rằng ông vất vả làm việc chuyên cần, nên vẫn giữ chức cũ. Bao Công xử xong vụ án này tiếng tăm lừng lẫy.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11-15

Trang 15 trong tổng số 20

Chương 8 (B)
Ở Tiểu Sa Sào, có một cụ già tên là Trương Hành Tam, ông là người cương trực, nghĩa hiệp. Bởi thế người ta gọi ông là Biệt Cổ, ông vốn kiếm sống bằng nghề kiếm củi. Nay tuổi đã cao, không gánh được củi, người ta giao cho ông xem mặt cân, tiền lãi họ chia đều. Được thế cũng vì xưa nay ông là người tốt. Một hôm, đang thảnh thơi rỗi rãi, chẳng có việc gì làm, tự nhiên ông nghĩ: "Cách đây ba năm Triệu Đại người Đông Tháp Oa còn nợ mình một gánh củi bốn trăm đồng. Nếu mình không đòi thì có lỗi với bạn bè. Tuy họ không nghi cho mình tiêu đi, song mình vẫn cứ áy náy. Hôm nay rỗi rãi sao ta không đi đòi". Thế rồi ông đóng cửa chống gậy, tới Đông Tháp Oa.
Tới cửa nhà Triệu Đại, thấy nhà cửa mới làm sáng choang, ông không dám gõ cửa. Hỏi một người hàng xóm mới biết Triệu Đại phát tài, bây giờ người ta gọi là ngài Triệu Đại. Thấy thế ông già chợt không vui, nghĩ bụng: "Thằng Triệu Đại cứ hở ra là đánh xoáy ngay cả tiền củi cũng không muốn trả, làm sao mà nó phát tài nhanh thế". Tới nhà, ông lấy gậy gõ cửa, gọi:
- Triệu Đại! Triệu Đại!
Trong nhà có tiếng thưa:
- Ai gọi Triệu Đại đấy?
Nói xong, cửa mở. Trương Tam thấy Triệu Đại quần áo mới tinh, hoàn toàn khác trước. Gặp Trương Tam, Triệu Đại nói ngay.
- Tôi tưởng ai, hóa ra là anh Trương Tam.
- Thôi, không anh anh em em gì cả. - Trương Tam nói. - Anh còn nợ tiền củi của tôi thì trả tôi.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Sao mà vội thế, em mời ông anh vào nhà chơi đã.
- Tôi không mang tiền, - Trương Tam nói, - tôi không vào.
- Anh nói gì thế. - Triệu Đại nói.
- Tôi nói thật đấy. - Trương Tam nói. - Nếu tôi có tiền, thì tôi chẳng tới nhà anh đòi nợ.
Đang nói thì thấy một người đàn bà từ trong ra, ăn mặc quái gở, hỏi:
- Anh nói chuyện với ai thế?
Trương Tam vừa trông thấy nói:
- Triệu Đại, giỏi thật, anh làm cái nghề này, trách nào mà chẳng phát tài.
- Đừng có nói bậy. - Triệu Đại nói. - Đây là vợ bé của em đấy.
Rồi Triệu Đại lại nói với người đàn bà:
- Đây không phải là người ngoài, mà là anh Trương Tam tới chơi
Người đàn bà ra chào hỏi Trương Tam nói:
- Xin thứ lỗi, tôi đau lòng không cúi chào lại được.
- Anh vẫn cứ khách khí, - Triệu Đại nói, - xin mời anh vào trong nhà chơi.
Trương Tam đành theo vào. Trong nhà thấy chậu xếp hết hàng này đến hàng khác, nhiều vô kể, hai người mời nhau ngồi. Triệu Đại gọi vợ pha trà. Trương Tam nói:
- Tôi không khát, hãy trả tôi bốn trăm đồng, đừng cù cưa nữa.
- Xin anh Tam cứ yên tâm. - Triệu Đại nới. - Tôi đời nào lại quịt anh.
Nói xong, Triệu Đại lấy bốn trăm đồng đưa cho Trương Tam. Trương Tam cầm tiền bỏ vào túi, đứng dậy nói:
- Không phải là tôi tham rẻ đâu, tôi tuổi đã cao, đêm thường hay dậy, anh hãy để cho tôi một chiếc chậu nhỏ, anh trừ đi số tiền lẻ anh còn nợ ấy. Hai bên thanh toán cho dứt đi.
- Tội gì mà anh cứ ăn nước giếng. - Triệu Đại nói. - Những chậu này đều lựa kĩ rồi, không rò rỉ, anh cứ lấy một chiếc về mà dùng.
Trương Tam chọn một chiếc chậu màu đen ôm vào lòng cũng chẳng chào hỏi gì, ra khỏi cửa.
Đông Tháp Oa, cách Tiểu Sao Sào ba dặm, Trương Tam rất bất bình, đang lúc cuối thu, mặt trời còn trên đỉnh núi, ông đi tới giữa rừng, những trận gió thu ào ào thổi, lá vàng rơi lả tả. Bỗng nhiên thấy một cơn lốc xoáy tít, lạnh đến gai người. Ông già rụt cổ lại, khom người xuống, vừa kêu lên "Lạnh quá!" thì bất ngờ chiếc chậu ôm trong lòng rơi xuống đất, lăn lộc cà lộc cộc rồi văng vẳng thấy tiếng kêu bi ai:
- Lưng tôi đau quá!
Trương Tam nghe thấy, nhổ liền mấy bãi nước bọt, ôm lấy chậu đi tiếp. Người đã có tuổi chạy làm sao được. Nhưng đằng sau có tiếng người nói:
- Bác Trương! Chờ cháu với!
Quay lại nhìn, không thấy ai, bụng bảo dạ: "Đúng là thời thế suy vi quỷ nhát người. Đời ta không làm việc gì hổ thẹn lương tâm, sao mà ban ngày ban mặt lại gặp ma. Có lẽ ta chẳng còn sống được bao lâu nữa". Vừa đi vừa nghĩ, chật vật lắm mới về tới nhà ông vội vàng đặt chậu xuống, để chiếc gậy tre sang một bên, rồi mở khóa, chống gậy mang chậu vào nhà, chống cửa lên. Cảm thấy người mệt mỏi, bải hoải, nói một mình: "Mặc ma với quỷ, đánh một giấc cho khỏe người". Vừa nói xong, thì nghe thấy tiếng kêu ai oán:
- Bác ơi bác, cháu chết thê thảm lắm!
Thấy thế Trương Tam nghĩ: "Sao thế nhỉ! Ta lại đem nhốt ma trong nhà". Biệt Cổ vốn trung trực ngay thẳng, không sợ ma quỷ, nói:
- Ngươi cứ nói đi ta nghe đây.
Ông nghe thấy tiếng nói thầm thì:
- Cháu là Lưu Thế Xương, sống tại làng Bát Bảo, ngoài thành Tô Châu. Mẹ là Chu thị, vợ là Vương thị, có đứa con ba tuổi tên là Bách Tuế. Con sinh sống bằng nghề buôn vải đoạn. Vì cưỡi lừa về nhà, hành lí rất nặng, tối hôm ấy nghỉ qua đêm nhà Triệu Đại. Không ngờ vợ chồng hắn độc ác, giết con, chiếm đoạt của cải, máu thịt con hắn trộn với đất thiêu cháy. Đến nay con chết đi để lại mẹ già, vợ con, không bao giờ được gặp mặt nữa. Hồn con nơi chín suối không lúc nào yên. Xin bác tới Bao Công minh oan cho con, để rửa mối thù này. Oan hồn con ở nơi chín suối vô cùng biết ơn bác.
Nói xong gào lên khóc nức nở. Trương Tam nghe anh ta khóc thật đáng thương, bất giác động chạm tới lòng hào hiệp, ông chẳng biết sợ là gì, gọi:
- Chậu Đen!
Rồi nghe thấy:
- Dạ, bác ơi cháu đây.
- Ta sẽ minh oan cho cháu. -Trương Tam nói. - Nhưng chỉ sợ Bao Công không nhận đơn, cháu phải đi với ta.
Chậu Đen vâng lời ngay, nói:
- Cháu sẽ đi với bác.
Thấy nó bằng lòng, Trương Tam rất vui mừng, nghĩ: "Lần đi tố cáo này, không sợ Bao Công không tin. Tuy nói thế, song ta tuổi đã cao trí nhớ kém, nên ta phải học thuộc họ tên và nơi ở". Thế rồi ông đọc đi đọc lại cho thật thuộc.
Ông già rất nhiệt tình, suốt đêm không sao chợp mắt được, trời chưa sáng ông đã dậy, cắp chậu, khóa cửa chống gậy, tới huyện Định Viễn. Khi ra khỏi cửa, gió rét thấu xương, khí lạnh ảm vào người, trời lại tối đen như mực, nếu không tốt bụng như Trương Tam, thì rét cắt da cắt thịt như thế ai mà chịu đi kêu oan cho. Tới huyện Định Viễn, trời còn quá sớm, công đường chưa mở cửa. Ông rét run cầm cập, tìm chỗ tránh gió, ngồi bệt xuống đất, thở một lát thấy người dễ chịu, ông già hứng chí lên úp chậu xuống đất, lấy gậy tre gõ vào đáy, hát bài "Mười việc không nhàn". Vừa hát tới câu "Rằm tháng tám trăng vằng vặc sáng", thì nghe thấy tiếng cửa mở. Bao Công lên công đường.
Trương Tam vội ôm chậu, quỳ xuống kêu oan. Người trực vào bẩm, rồi dẫn ông vào. Bao Công hỏi:
- Ngươi có oan gì hãy nói ngay.
Trương Tam kể lại chuyện đi đòi nợ Triệu Đại ở Đông Tháp Oa, được một chiếc chậu đen, gặp oan hồn thuật lại nỗi oan ức của mình, "hiện có chiếc chậu đen làm chứng".
Nghe xong, Bao Công không cho việc ấy là nói bừa, bèn gọi:
- Chậu Đen! Chậu Đen!
Không thấy trả lời. Lại gọi liền mấy tiếng nữa, cũng cứ lặng im. Thấy Biệt Cổ già cả lẩm cẩm, Bao Công cũng không nổi giận, bảo lính hầu đuổi ông ra ngoài.
Ra khỏi nha môn, lão Trương gọi:
- Chậu Đen!
Ông nghe thấy tiếng đáp lại:
- Bác ơi, cháu đây.
- Ngươi theo ta kêu oan, - lão Trương nói, - sao ngươi không vào?
- Vì thần coi cửa không cho vào, - Chậu Đen nói, - oan hồn không dám vào. Xin bác nói giúp cho cháu.
Nghe xong, lão Trương kêu oan. Người gác cổng ra quát:
- Ông già này vẫn chưa đi, còn đứng đấy mà kêu à?
- Xin ông nói cho tôi một tiếng, - lão Trương nói, - Chậu Đen bị thần coi cửa không cho vào, nên không dám vào.
Người gác cổng không còn cách nào, đành phải vào thưa giúp ông. Bao Công thấy thế viết một tờ giấy, bảo người gác cổng ra cửa đốt đi, rồi cho ông già vào, xét hỏi lần nữa. Lão Trương ôm chậu vào công đường, đặt chậu xuống đất, quỳ sang một bên. Bao Công hỏi:
- Lần này có bảo nó trả lời không?
Lão Trương nói có ạ. Bao Công bảo mọi người:
- Các người chú ý nghe nhé!
Những người xung quanh lắng tai nghe Bao Công gọi:
- Châu Đen!
Vẫn không thấy trả lời. Bao Công bỗng nổi giận, đập bàn quát:
- Lão già này! Ta nghĩ ngươi già cả mới không phạt ngươi. Bây giờ mà như thế, chẳng hóa ra ngươi coi ta là kẻ ngu đần ư!
Thế rồi ông lệnh đánh lão Trương mười gậy để răn đe sau này. Lính hầu chẳng cho ông phân trần, đánh lão Trương mười gậy. Lão Trương nghiến răng chịu đựng, tập tễnh ôm chậu cầm gậy ra khỏi công đường.
Ra tới bức bình phong, ông già lẳng chiếc chậu xuống. Bỗng nghe thấy tiếng kêu:
- Ối! ối! Chẹo chân cháu rồi.
- Kì lạ thật lão Trương nói, - Sao cháu không vào?
- Vì cháu trần truồng, không dám gặp ngài. Không còn cách nào khác, xin bác hãy nói rõ cho cháu.
- Ta vì cháu mà đã bị đánh mười gậy rồi, - lão Trương nói, - nếu bây giờ lại vào thì ta sẽ bị đánh nhừ đòn.
Chậu Đen cứ khẩn thiết van nài. Lão Trương mủi lòng, đành mang chậu vào. Ông không dám kêu oan, đành lẻn vào qua cửa ngách. Thấy một người đầu bếp bước ra, chợt nhìn thấy ông kêu lên:
- Hồ Đầu Nhi! Hồ Đầu Nhi! Lão già này lại vào.
Hồ Đầu Nhi đang bàn tán cười nói về chuyện này, bỗng nghe thấy ông già lại tới, vội chạy ra lôi ông lại. Lão Trương đã định sẵn, bèn ngồi lì xuống đất kêu oan. Bao Công nghe thấy, bảo giải ông vào, hỏi:
- Vì sao ông còn vào đây? Ông không sợ đánh ư?
- Vừa rồi trở ra, con lại hỏi Chậu Đen, - lão Trương cúi đầu nói, - nó nói rằng người nó trần truồng, không dám gặp ngài. Xin ngài cho nó một bộ quần áo che thân, nó mới dám vào.
Thấy thế Bao Công bảo Bao Hưng lấy cho nó bộ quần áo. Bao Hưng lấy một chiếc áo dài, đưa cho lão Trương. Lão Trương cầm áo đi ra. Người gác cổng nói:
- Hãy dìu ông ấy, thấy ông ấy đi tập tễnh.
Lão Trương bọc lấy chiếc chậu, ôm lên lo lắng bảo:
- Chậu Đen, theo ta.
Nghe thấy tiếng đáp lại:
- Vâng, bác đi, cháu ở đây.
Lão Trương nghe thấy tiếng trả lời, lúc ấy mới yên tâm, luôn miệng bảo nó vào.
Tới công đường, lão Trương để chiếc chậu ở giữa còn mình quỳ sang một bên. Bao Công lại bảo mọi người lắng tai nghe. Mọi người đáp:
- Vâng ạ?
Đó là do lệnh trên sai khiến, chứ không phải do mình. Có người cho rằng ông già mắc bệnh điên; có người cho rằng Bao Công dễ tính, cũng có người cười thầm. Ngay cả Bao Hưng cũng bất giác cười thầm cho là: "Hôm nay Bao Công bị gã điên làm phiền". Bao Công ngồi bên trên quát:
- Chậu Đen!
Không ngờ chiếc chậu bọc trong áo thưa:
- Dạ, thưa ngài!
Mọi người thấy rất lạ. Thấy Chậu Đen thưa, lão Trương bỗng nhảy lên suýt nữa đâm sầm vào bàn Bao Công. Mọi người quát lên, ông mới quỳ xuống. Bao Công hỏi kĩ lão Trương. Hình như lão Trương đã thuộc, nói thao thao bất tuyệt rất rõ ràng: họ tên là gì, nhà ở đâu, có những ai, làm gì, vì sao bị giết, kẻ nào giết... Những người xung quanh, ai ai cũng thương xót. Nghe xong, Bao Công bảo Bao Hưng lấy mười lạng bạc thưởng cho lão Trương, rồi cho ông về. Biệt Cổ vô cùng cám ơn rồi ra về.
Bao Công lập tức bảo thư lại lập văn bản gửi tới Tô Châu, báo cho người thân tới nghe kết án. Sau đó lệnh bắt vợ chồng Triệu Đại xét hỏi và lấy khẩu cung. Bao Công trầm ngâm hồi lâu, rồi bảo:
- Cho Triệu Đại ra ngoài, không cho hắn gặp Điêu thị. Thế rồi họ giải Điêu thị tới công đường, Bao Công nói:
- Chồng ngươi đã khai: việc hãm hại Lưu Thế Xương hoàn toàn là do ngươi.
Nghe thấy thế Điêu thị nổi giận, bèn bảo là Triệu Đại thắt cổ Lưu Thế Xương. Hiện nay bạc lấy được vẫn chưa dùng hết. Bao Công lập tức ghi lời khai và bắt Điêu thị điểm chỉ vào. Sau đó ông sai người thu tang vật. Gọi Triệu Đại vào đối chất với vợ hắn. Ai ngờ hắn rất ngoan cố, khăng khăng không nhận. Hắn nói rằng số bạc ấy là do hắn tích góp trước. Bao Công phút thốc nổi giận, gọi mang dụng cụ tra tấn ra, dùng kẹp lớn kẹp vào hai đùi hắn, hắn vẫn không khai. Bao Công hô lên một tiếng dứt khoát:
- Kẹp!

Triệu Đại không chịu được. Ôi thôi! Hắn đã về chầu trời. Thấy Triệu Đại chết, Bao Công đành bảo mọi người khiêng hắn ra ngoài. Rồi lập tức viết tờ trình gửi lên phủ, chuyển tờ trình ấy về kinh đô.
Lúc ấy thân nhân của Lưu Thế Xương tới. Bao Công giao hết số bạc còn lại cho mẹ vợ và vợ Lưu Thế Xương, đồng thời hóa giá toàn bộ tài sản của Triệu Đại giao cho mẹ và vợ Thế Xương nuôi nhau. Mẹ con nghĩ tới công ơn lão Trương đã minh oan cho con mình, muốn mời ông tới Tô Châu chăm sóc ông đến trọn đời. Được oan hồn nhờ cậy và cũng muốn chiếu cố đến mẹ con góa bụa cô quả, lão Trương đã vui lòng cùng họ tới Tô Châu.

Chương 9

Mua Thủ Lợn, Thư Sinh Gặp Tai Ương
Hỏi Thiên Nhi, Bao Công Tài Kết Án
Hôm ấy, tới trấn Tam Tinh, thấy nơi đây yên tĩnh, Bao công thầm nghĩ: "Quan vùng này biết cách cai trị dân", bỗng thấy có tiếng kêu oan. Bao Hưng lập tức xuống ngựa, thấy có người từ cây liễu rỗng bên đường chui ra, quỳ xuống đội đơn. Bao Hưng vội cầm lấy đơn. Lúc ấy kiệu dừng, Bao Hưng dâng tờ đơn cho Bao Công. Xem xong Bao Công nói với người đàn bà:
- Trong lá đơn ngươi nói là không có ai, vậy ai viết lá đơn này?
- Từ nhỏ con đã thuộc lòng thi thư, - người đàn bà đáp, - Anh em đều là cử nhân, chồng con cũng là tú tài, không lúc nào rời nghiên bút.
Sẵn có nghiên bút trên kiệu, Bao Công bảo Bao Hưng đưa cho người đàn bà viết một bản khác. Bà ta không đắn đo gì, cầm lấy bút viết ngay. Bao Công nhận đơn, xem qua rồi gật gật đầu nói:
- Bà kia cứ về đi. Ta tới nha môn sẽ xét xử vụ này.
Người đàn bà ấy cúi lạy nói:
- Đa tạ ngài.

Bao Công lên ngựa, đi thẳng tới nha môn.
Người đàn bà này họ Văn, làm dâu nhà họ Hàn. Khi chồng chết, bà có một đứa con tên là Thụy Long, mười sáu tuổi. Sống ở ba gian nhà thuê tại Bạch Gia Bảo. Hàn Văn thị làm nghề khâu vá thêu thùa, dạy con học hành. Con học ở gian phía đông, mẹ làm việc ở gian phía tây. Hai mẹ con sống dựa vào nhau, không có người ăn kẻ ở.
Vào một tối, Hàn Thụy Long chong đèn đọc sách, bỗng thấy gian phía tây động rèm, rồi thấy một người mặc áo màu lá hẹ, đi giày đỏ lẻn vào phòng. Anh vội đứng dậy sang phòng phía tây. Mẹ anh đang thắp đèn làm việc. Thấy Thụy Long vào, mẹ anh hỏi:
- Bài vở tối nay con học xong chưa?
- Con tự nhiên quên mất một điển cố, con đến tìm sách tra xem nó thế nào!

Vừa nói anh vừa tới giá sách. Tuy tìm sách, song anh lẳng lặng để ý dò tìm nhưng chẳng thấy gì. Anh buồn rầu cầm một cuốn sách bước ra. Cứ sợ trộm nấp trong bóng tối, lại không dám nói, e rằng mẹ sợ. Đêm ấy anh không sao chợp mắt được. Tối hôm sau, đọc sách đến canh một, anh hoảng hốt thấy rèm buồng phía tây lại động, và vẫn thấy người mặc áo xanh đi giày đỏ y như hôm trước vào phòng. Hàn Sinh vội vã chạy sang, gọi:
- Mẹ ơi!
Tiếng gọi là Hàm Văn thị giật mình, nói:
- Con không học à? Vì sao mà hoảng hốt đến thế?
Thấy mẹ hỏi, Hàn Sinh không còn cách nào khác, đành nói thực:
- Vừa thấy có người vào đây, con vội chạy sang thì không thấy đâu cả. Tối qua cũng như thế.
Hàn Văn thị nghe xong thấy lạ, nói:
- Nếu có kẻ xấu ẩn nấp ở đây, thì sợ thật. Con hãy soi đèn xem sao.
Hàn Sinh soi đèn xuống gầm giường, nói:
- Mẹ ơi! Vì sao đất dưới gầm giường lại cao gồ lên như thế?
Hàn Văn thị vội nhìn xuống; quả là đất gồ lên thật, bà nói với con:
- Ta hãy khiêng giường ra và nhìn kĩ xem sao.
Hai mẹ con hì hục khiêng giường ra bới chỗ đất gồ lên, thấy một chiếc hòm, bất giác trống ngực đánh hơn trống làng, Hàn Văn thị vội tìm một đoạn sắt cạy hòm ra. Bà bủn rủn cả chân tay.
Thấy hòm đựng đầy vàng bạc, Hàn Sinh vô cùng sung sướng, nói:
- Mẹ ơi! Quả là của đến tìm người!
Văn thị thấy thế, quát:
- Nói bậy, làm gì có chuyện đó! Đúng là tiền của nhưng là tiền của bất nghĩa, đừng có động vào.
Hàn Sinh còn bụng non dạ trẻ, thấy nhiều vàng bạc, bỏ đi sao được. Hơn nữa mẹ con rất nghèo túng, anh nói với mẹ:
- Mẹ ơi! Xưa nay người đào được vàng không phải ít. Hơn nữa đây không phải mình trộm cướp, cũng không phải người khác đánh rơi, mình nhặt được thì sao gọi là phi nghĩa? Đây quả là trời thương mẹ con mình, nên mới ban cho số của cải này. Xin mẹ xét kĩ cho.
Thấy con nói có lí, Văn thị nói:
- Đã thế thì sáng mai mua ít lễ vật về tạ ơn thần, như thế mới phải đạo.
Thấy mẹ nói thế, Hàn Sinh rất đỗi vui sướng, nghe theo lời mẹ. Thế rồi họ lấp hòm đi, khiêng giường đặt vào như cũ.
Hai mẹ con tắt đèn đi ngủ.
Hàn Sinh trằn trọc suốt đêm, nghĩ ngợi lung tung, cứ nhắm mắt lại thì ánh vàng ánh bạc lại rực sáng, chẳng còn lòng dạ nào mà ngủ được. Bỗng nhiên anh choàng tỉnh dậy, thấy trời sáng, vội vàng thưa với mẹ đi mua lễ vật. Ai ngờ ra khỏi cửa, trời vẫn còn sớm, anh đành lững thững đi. Tới cửa hàng thịt nhà họ Trịnh, thấy bên trong có ánh đèn, anh vội vàng gõ cửa mua thủ lợn, đèn bỗng phụt tắt. Một lúc lâu, không thấy ai lên tiếng, anh đành quay về. Vừa đi được mấy bước nghe thấy nhà họ Trịnh mở cửa. Quay lại nhìn thấy đèn đã bật sáng. Rồi nghe thấy người hàng thịt họ Trịnh gọi:
- Ai mua thủ lợn thế? Lại đây!
- Bán cho tôi chiếc thủ lợn. - Hàn Sinh nói.
- Tưởng ai, hóa ra là ông Hàn, - lão Trịnh nói, sao mua thủ lợn mà không mang cái đựng?
- Vội quá, tôi quên mất, làm thế nào đây. - Hàn Sinh nói.
- Không lo, - lão Trịnh nói, - lấy mảnh vải lót của tôi mà gói, ngày mai mang tới trả cũng được.
Thế rồi lão Trịnh dùng mảnh vải lót gói lại, đưa cho Hàn Sinh. Hàn Sinh cầm lấy mang về. Đi một lát, thấy mỏi rã cả tay, Hàn Sinh đặt xuống nghỉ một chút, rồi lại đi tiếp. Vừa lúc ấy lính tuần tra tới, thấy Hàn Sinh mệt nhoài thở hổn hển, hai tay bê gói vải dính máu, họ nghi ngờ, hỏi đó là vật gì. Một người cúi xuống mở gói khám xét. Dưới ánh trăng vằng vặc và ánh đèn sáng rực, một chiếc đầu lâu đàn bà, tóc rối bù đẫm máu. Hàn Sinh sợ hết hồn, lính tuần canh đêm không nghe những lời phân trần, lập tức giải Hàn Sinh về huyện Nghiệp, chờ trời sáng bẩm quan.
Quan huyện thấy án mạng, lập tức ra công đường. Thấy Hàn Sinh là một thư sinh yếu đuối, bèn hỏi:
- Ngươi tên gì? Vì sao lại giết người?
- Thưa ngài, con là Hàn Thụy Long, - Hàn Sinh khóc lóc nói, - đến cửa hàng thịt nhà họ Trịnh mua thủ lợn, quên không mang cái đựng, ông Trịnh đã dùng vải lót gói lại rồi đưa cho con. Không ngờ đó là chiếc đầu lâu.
Nói xong Hàn Sinh khóc như mưa như gió. Quan huyện nghe thấy, lập tức ra lệnh bắt anh hàng thịt họ Trịnh. Ai ngờ gã họ Trịnh đã chối phắt rằng, hắn không bán thủ lợn cho Hàn Sinh. Quan huyện lại hỏi:
- Thế thì miếng vải lót không phải là của ngươi ư?
- Cách đây ba hôm Hàn Sinh đã đến mượn tấm vải ấy, - gã họ Trịnh nói, - không ngờ hắn đã dùng mảnh vải ấy gói đầu lâu rồi đổ vạ cho con.
Thương thay anh học trò non nớt, làm sao địch nổi gã đồ tể lòng lang dạ sói. May mà quan huyện hiểu cho, thấy Hàn Sinh không giống loại người hung ác, không dám tra tấn. Ông lệnh giam Hàn Sinh và gã đồ tể vào ngục, nghĩ cách xét xử sau.
Không ngờ, Hàn Văn thị tại trấn Tam Tịch đã trình đơn cho Bao Công. Tới nha môn, Bao Công nghỉ một lát uống trà, sau đó làm việc với quan huyện về vụ án Hàn Thụy Long. Quan huyện nói:
- Vụ án này còn đang nghiên cứu, chưa thể kết án được.
Bao Công bảo đưa các nhân chứng, vật chứng tới công đường xét hỏi.
Một lát sau. Bao Công tới công đường, thấy Hàn Thụy Long khóc đẫm nước mắt, run lẩy bẩy, quỳ trước công đường Bao Công hỏi:
- Hàn Thụy Long! Vì sao giết người? Hãy khai mau.
Hàn Sinh giọt ngắn giọt dài nói:
- Chỉ vì con mua thủ lợn tại cửa hàng họ Trịnh, quên mang cái đựng. Ông ta dùng vải lót gói cẩn thận rồi đưa cho con. Không ngờ lại xảy ra nông nỗi này.
Bao Công nói:
- Được rồi! Ngươi mua thủ lợn rồi gặp tuần tra vào lúc nào?
- Khi trời còn chưa sáng - Hàn Sinh nói.
- Trời chưa sáng ngươi đi mua thủ lợn làm gì, nói mau. - Bao Công hỏi.
Đến lúc này Hàn Sinh không thể giấu được nữa. Anh kể lại ngọn ngành từ đầu tới cuối sự việc đã xẩy ra, rồi khóc rống lên:
- Xin ngài tha cho tấm thân hèn mọn này.
Bao Công lặng lẽ gật đầu, nghĩ: "Thằng nhỏ nhà nghèo, thấy của sinh lòng tham, nó như thế chắc rằng không phải là kẻ giết người". Thế rồi ông lệnh cho nó xuống công đường, rồi ông nói với quan huyện:
- Ngài hãy dẫn sai nha đến nhà Hàn Thụy Long khám nghiệm chiếc hòm ấy, phải khám xét thật tỉ mỉ.
Quan huyện vâng lệnh, ra khỏi nha môn, cưỡi ngựa dẫn sai nha đi.
Bao Công lại bảo dẫn lão đồ tể họ Trịnh tới. Thấy bộ mặt hung ác, Bao Công biết đây là loại bất lương. Khi hỏi, hắn vẫn nói như trước. Bao Công nổi giận tát cho hắn hai mươi cái, rồi lại đánh thêm ba mươi gậy. Tên gian ác quả là một thằng chịu đòn, hắn không hề hé răng khai nửa lời. Ông bảo cho hắn xuống. Quan huyện trở về bẩm báo: - Tôi vâng lệnh ngài, đến nhà Hàn Thụy Long khám nghiệm chiếc hòm, thấy trong hòm đầy vàng bạc, song đều là vàng bạc làm bằng giấy cúng người chết. Moi xuống dưới tìm thì ngờ đâu, đó lại là một xác chết không đầu, mà lại là xác đàn ông.
- Có kiểm tra xem người ấy bị giết bằng gì không? - Bao Công hỏi.
Quan huyện ngớ người ra, thưa:
- Tôi chỉ thấy đó là chiếc xác không đầu, chứ không khám nghiệm người ấy bị giết bằng gì.
- Đã đi khám nghiệm, tại sao không xem xét rõ ràng!? - Bao Công quát.
- Tôi quả là sơ ý. - Quan huyện vội nói.
- Hãy xuống dưới kia. - Bao Công nói.
Quan huyện sợ toát mồ hôi, vội lui ra, nghĩ thầm: "Quả là ngài Khâm sai đại thần ghê thật, lần sau phải cẩn thận mới được”.
Bao Công lại gọi Hàn Thụy Long vào, hỏi:
- Hàn Thụy Long, ngôi nhà ngươi ở là do cha ngươi để lại, hay là ngươi làm ra?
- Đây là ngôi nhà con mới thuê. - Hàn Thụy Long nói.
- Trước đây ai ở? - Bao Công hỏi.
- Con cũng không biết. - Hàn Sinh nói.
Nghe xong Bao Công lệnh giam Hàn Sinh và gã đồ tể họ Trình vào ngục. Bao Công buồn rầu rời khỏi công đường. Cho người gọi Công Tôn tiên sinh tới, trao đổi kĩ việc này. Cái đầu là đàn bà, mà thân xác lại là đàn ông, thì sẽ xử lí thế nào đây. Công Tôn tiên sinh đòi phải bí mật thăm dò. Bao Công lắc đầu nói:
- Đã biết rồi không nên đi nữa, để tôi nghĩ kĩ xem sao.
Công Tôn Sách lui ra, bàn với các ông Vương, Mã, Trương, Triệu, song họ đều bó tay. Công Tôn tiên sinh ra về.
Triệu Hổ nói với ba ông anh rằng:
- Chúng ta tới phủ Khai Phong, quả là vô tích sự. Nay Bao Công đang gặp khó khăn, lẽ ra phải chia sẻ nỗi lo với ông, em thử bí mật đi điều tra xem sao.
Ba người nghe thấy thế cười phá lên, nói:
- Đây là việc bí mật, tế nhị, chứ là người thô lỗ không làm được đâu nếu chẳng may xảy ra điều gì sai sót thì sao?
Nói xong họ lại cười phá lên, Triệu Hổ cụt hứng. Ngượng ngùng trở về, song cũng không trách móc họ. Thế rồi đứa hầu lại rất khôn khéo, nó nói thầm với Triệu Hổ rằng:
- Con nghĩ ra rồi.
- Mày định thế nào? - Triệu Hổ nói.
- Vừa rồi chẳng phải ba ông đã chê cười ông sao? - Thằng nhỏ nói. - Cũng cần phải biết tự trọng một chút chứ, ông thử bí mật đi dò xét xem sao. Nhưng phải hóa trang cho thật khéo, khiến người ta không nhận ra được. Nếu dò la ra, thì đó là công lao của ông. Nếu không tìm ra, thì cứ lặng lẽ về không ai biết được cũng chẳng đến nỗi phải hổ thẹn. Ông thử nghĩ xem có được không?
Nghe xong Triệu Hổ rất vui, nói:
- Thằng nhỏ giỏi quá, ý mày rất hay, mày hãy lo giúp ta đi.
Thằng nhỏ vội đi ngay, một lúc lâu nó trở về nói:
- Thưa ông, làm việc này rất tốn kém, khó khăn lắm con mới tìm ra. Tốn hết mười sáu lạng bạc.
- Chẳng kể nhiều hay ít, - Triệu Hổ nói, - chỉ cốt được việc thôi.
- Chắc chắn là tốt rồi. Ta đi tìm một chỗ vắng, để con hóa trang cho.
Triệu Hổ nghe xong, rất mừng, đi theo thằng nhỏ ra khỏi công đường, tìm một chỗ vắng vẻ nhất. Nó bảo Triệu Hổ cởi áo, rồi nó mở gói đồ ra. Trong gói có một ít nhọ nồi, nó xoa nhọ nhem lên mặt và khắp người Triệu Hổ. Sau đó nó đội cho
Triệu Hổ một chiếc mũ rách nát, lại mặc cho Triệu Hổ một chiếc áo rách như tổ đỉa, xỏ cho đôi tất rách bươm, rồi mặc cho Triệu Hổ một chiếc quần cụt ống rách tướp như xơ mướp, dán hai lá cao lên đùi, nhổ vào đó mấy bãi nước bọt, xoa cho nhem nhuốc, trông như máu mủ rỉ ra. Sau đó xỏ cho Triệu Hổ một đôi giầy há mõm vẹt đế, đưa cho một chiếc bát mẻ và một chiếc bị, một chiếc gậy đánh chó. Triệu Hổ bỗng chốc giống như một người ăn mày. Bộ trang phục này đến ba mươi đồng cũng chẳng ai thèm mua, chứ nói gì đến mười sáu lạng rưỡi bạc? Chỉ vì Triệu Hổ giàu có, tiêu tiền như rác thì sá gì nhiều hay ít, hơn nữa đây là việc công nên chẳng cần phải tính toán. Trước lúc lên đường, thằng nhỏ nói:
- Vào lúc canh một, con sẽ đợi ông ở đây.
Thế rồi Triệu Hổ tay trái đeo bị, tay phải cầm gậy, đi tới thôn trước mặt.
Cứ đi mãi đi mãi, bỗng thấy đau nhói dưới gan bàn chân. Triệu Hổ tới ngồi trên một hòn đá trước cửa một ngôi chùa nhỏ lấy giày ra xem, thì thấy một chiếc đinh xuyên qua đế giày Triệu Hổ cầm giày đập phành phạch vào hòn đá, mãi chiếc đinh mới bật ra. Thấy động, tưởng có người gõ cửa, hòa thượng chạy ra xem, thì hóa ra là một người ăn mày đang đập giày. Triệu Hổ ngẩng đầu nhìn, vội hỏi:
- Hòa thượng có thấy mình người con gái, đầu người con trai ở đâu không?
Hòa thượng thấy vậy cho rằng: "Đó là một thằng điên". Chẳng nói chẳng rằng, đóng cửa chùa đi vào. Triệu Hổ bỗng nhiên tỉnh ngộ, tự chế giễu mình: "Ta đóng vai đi dò la bí mật, sao lại tùy tiện nói năng được, thật là đồ bỏ đi. Thôi mau lên!". Rồi lại nghĩ tiếp: "Đã đóng giả ăn mày thì phải biết kêu xin chứ. Điều này đúng là ta chưa học bao giờ, thôi thì đến đâu ta nói đấy cứ kêu bừa đi mấy câu”. Rồi ông kêu:
- Lạy ông đi qua, bà đi lại, hãy thương tôi cho tôi một bát, hay nửa bát, dù cơm cháy cơm khê cũng được.

Lúc đầu còn hứng thú, vì là đi do thám. Sau đó chẳng ai để ý tới ông thầm nghĩ: "Như thế này thì dò la làm sao được". Tự nhiên thấy lo lắng, sốt ruột. Mặt trời đã lặn về tây, trời sắp tối may mà sau ngày rằm, trời tuy tối, song ở phương đông đã thấy một vầng trăng nhô lên.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11-14

Trang 14 trong tổng số 20

Chương 8

Tầu Mực Chứng Minh Bì Hùng Án
Chậu Đen Tố Cáo Nỗi Oan Khiên
Một hôm Bao Công cùng với Bao Hưng bí mật tới huyện Định Viễn. Họ tới một hàng cơm nghỉ chân ăn lót dạ. Đang ăn, họ thấy có một người vào, người bán hàng mang ra hai bình rượu, hai chiếc chén. Người ấy hỏi:
- Có mình tôi, sao ông lại mang ra hai bình rượu, hai chiếc chén?
- Vừa thấy đi sau ông là một người đầu tóc bù xù, áo quần loang lổ máu. Tôi nghĩ rằng ông là người khuyên ông ấy hòa giải, không biết sao bây giờ đã biến mất. Chưa biết chừng hay là tôi hoa mắt.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Thấy vậy, người ấy hoảng sợ mặt tái nhợt, cử chỉ gượng gạo luống cuống, khác hẳn với dáng vẻ nghênh ngang khi mới bước vào. Bỗng chốc anh ta ngơ ngơ ngác ngác, đến rượu cũng không uống, vội vàng trả tiền bỏ đi. Bao Công thấy thế hỏi chủ quán:
- Người ấy là ai?
- Anh ấy là Bì Hùng, - chủ quán nói, - là chủ cửa hàng buôn ngựa. Anh ấy có tới bốn con ngựa quý.

Bao Công ghi lại họ tên người ấy. Ăn cơm xong, Bao Công lệnh ngay Bao Hưng tới huyện truyền dự, nói rằng ông lớn sắp tới nhiệm sở. Sau đó Bao Công bước ra khỏi hàng ăn. Chưa tới huyện đã thấy các quan và nha lại ra nghênh tiếp. Tới huyện quan giữ văn thư giao ấn tín cho ông, và bàn giao tất cả mọi việc.
Bao Công xem hết cuốn hồ sơ xét xử, thấy trong đó có vụ án Thẩm Thanh giết sư, tại điện Già Lam, tình tiết hết sức tỉ mỉ. ông bèn lệnh mở cửa công đường xét hỏi vụ án Thẩm Thanh. Tất cả nha lại đã biết rằng, trên đường tới huyện, ngài đã bí mật điều tra, thế mới biết ngài là người rất ghê. Bởi thế ai ai cũng phải hết sức cẩn thận, chuẩn bị chu đáo. Vừa nghe thấy truyền lệnh, lập tức những người liên quan đến xét xử vụ án đã đứng xếp hàng tề tựu hai bên. Bao Công tới công đường, rút lệnh sai gọi Thẩm Thanh. Lát sau, nha lệ đã dẫn Thẩm Thanh từ nhà giam tới, quỳ trước công đường. Bao Công chăm chú nhìn, thấy người này chưa đầy ba mươi tuổi, run lẩy bẩy, nằm bò trên đất, không giống một tên hung thủ. Bao Công nhìn xong nói:
- Thẩm Thanh, vì sao ngươi giết người? Hãy khai thực.
- Con đi thăm người nhà trở về, - Thẩm Thanh vừa khóc vừa nói, - lúc ấy đã muộn, trời lại mưa mù mịt, đường lầy lội rất khó đi. Con vốn nhát gan, không dám đi đêm, ở phía nam huyện cách đấy ba dặm có một ngôi miếu cổ, con vào đó tránh mưa. Ai ngờ hôm sau trời chưa sáng, đang trên đường về, công sai thấy người con có vết máu, mới hỏi con từ đâu tới. Con nói rằng hôm qua con đi thăm người thân về, trời đã muộn, con vào điện Già Lam trong chùa nghỉ tạm. Không ngờ công sai ngăn con lại không cho đi, bắt con tới chùa xem sao. Trời ơi! Khi con cùng công sai tới chùa, thì thấy một vị sư bị giết bên cạnh tượng Phật. Quả thực con không biết kẻ nào đã giết vị sư ấy. Bởi thế hai vị công sai giải con tới huyện rồi bảo con giết sư. Con, thật là oan uổng, xin ngài đèn trời soi xét.
Thấy thế Bao Công hỏi:
- Ngươi ra khỏi chùa lúc nào?
Lúc trời chưa sáng. - Thẩm Thanh đáp.
- Vì sao áo ngươi có vết máu? - Bao Công hỏi.
- Con ở Thần Trù, - Thẩm Thanh nói, - máu chảy qua, thấm vào áo con.

Bao Công nghe xong gật đầu, cho người dẫn Thẩm Thanh giam vào ngục. Rồi ông lập tức gọi kiệu, đến ngay điện Già Lam. Bao Hưng đỡ ông lên kiệu, gài thật tay vịn rồi cưỡi ngựa theo sau.
Ngồi trên kiệu Bao Công nghĩ: "Hắn ta đã giết sư, tại sao áo quần không có vết máu, mà chỉ có vệt máu sau lưng? Hơn nữa tuy là giết bằng dao, sao lại không có hung khí?". Ông cứ ngẫm nghĩ mãi cho tới khi đến điện thờ. Ông xuống kiệu, chỉ mình ông vào chùa không cho ai theo. Tới trước điện, thấy tượng Phật bằng gỗ đã mục nát, đổ sập, ông đi vòng ra sau lưng tượng, nhìn kĩ trên dưới, bất giác lặng lẽ gật đầu. Quay lại nhìn kĩ dưới Thần Trù, thấy dưới đất có vết máu lờ mờ nhoe nhoét, bên cạnh đó có một vật, ông lặng lẽ nhặt lên xem, rồi nhét ngay vào tay áo. Sau đó ông lập tức lên kiệu về ngay nha môn. Tới thư phòng, Bao Hưng dâng trà, nói rằng:
- Lý Bảo đã mang hành lý tới.

Bao Công thấy thế, bảo ông ta vào. Lý Bảo vội vàng vào cúi đầu vái lạy Bao Công bèn bảo Bao Hưng gọi người đầu mục trực phiên tới. Bao Hưng tuân lệnh, lát sau dẫn đầu mục vào quỳ trước mặt Bao Công. Anh ta nói:
- Con là Hồ Thành xin cúi đầu lại ngài.
Bao Công hỏi:
- Trong huyện các anh có thợ mộc không?
- Có ạ Hồ Thành đáp.
- Anh hãy gọi tới đây mấy người. - Bao Công nói. - Ta có một việc quan trọng phải làm ngay, sáng sớm mai hãy gọi họ đến đông đủ.
Hồ Thành vội vàng tuân lệnh, rồi ra khỏi phòng.
Sáng hôm sau Hồ Thành vào bẩm:
- Con đã gọi thợ mộc đến đây cả rồi, họ đang đứng ngoài chờ lệnh ngài.
- Hãy chuẩn bị cho ta một số bàn thấp, một ít nghiên bút tới phòng khách phía sau, không được làm lỡ việc, đi thôi.
Hồ Thành vâng lệnh vội vàng đi chuẩn bị. Bao Công chải đầu xong, cùng Bao Hưng tới phòng khách, bảo dẫn những người thợ mộc vào. Tất cả có chín người, đều quỳ xuống nói:
- Chúng con xin cúi đầu chào ông lớn.
Bao Công nói:
- Ta muốn làm các kiểu đôn để chậu hoa, kiểu cách phải mới lạ. Các anh mỗi người vẽ một cái, ta chọn cái nào đẹp sẽ trọng thưởng.
Nói xong ông sai người đặt nghiên bút giấy mực lên bàn. Thấy chín người thợ mộc ngồi thành hai hàng, ai ai cũng vắt óc suy nghĩ, muốn vẽ một kiểu thật đẹp để được lòng Bao Công. Trong số đó có người quen dùng bút tre không cầm được bút lông; cũng có người sợ quan run cầm cập vẽ chẳng ra gì, cũng có người tự nhiên không sợ hãi, chỉ loáng một cái đã vẽ xong. Bao Công ngồi trên chăm chú nhìn. Một lát sau họ vẽ xong, lần lượt trình lên. Ông lớn nhận xem từng tờ một, rồi hỏi:
- Anh tên gì?
- Con là Ngô Lương. - Người ấy đáp.
Bao Công nói với những người thợ mộc rằng:
- Cho các ngươi về, giải Ngô Lương lên công đường.
Mọi người dạ ran, lập tức đánh trống mở công đường.
Bao Công đập bàn quát:
- Ngô Lương, vì sao ngươi lại giết sư? Hãy khai thực, khỏi phải tra tấn đau đớn.
Thấy thế Ngô Lương vô cùng hoảng sợ nói: - Con sống bằng nghề thợ mộc, là người rất yên phận, đâu dám giết người. Xin ông lớn đèn trời soi xét.
Bao Công nói:
- Xem ra thằng này không chịu khai. Các ngươi đến ngay điện thờ Phật, khiêng tượng phật tới đây.
Cấp dưới vâng lệnh đi ngay. Một lát sau họ chuyển tượng Phật tới công đường. Mọi người thấy khiêng tượng tới công đường xét hỏi, ai ai cũng muốn đến xem chuyện kì lạ này. Thấy Bao Công rời khỏi bàn, đón tượng để xuống, rồi với dáng vẻ như hỏi tượng. Mọi người thấy thế tự nhiên bật cười. Ngay cả Bao Hưng cũng nghĩ thầm: "Không biết ông lớn nhà mình cố làm ra vẻ như thế để làm gì?". Rồi thấy Bao Công trở về chỗ ngồi, nói:
- Ngô Lương! Vừa rồi Phật nói rằng, hôm ấy khi ngươi hành hung, còn để lại sau lưng Phật một dấu vết riêng. Hãy đưa Ngô Lương xuống đọ.
Cấp dưới vâng lệnh dẫn Ngô Lương xuống, thấy chỗ bả vai sau lưng Phật quả nhiên có vết bàn tay trái sáu ngón. Ai ngờ tay trái của Ngô Lương cũng có sáu ngón, khi đọ thấy không sai một li. Ngô Lương sợ quá hồn xiêu phách lạc, ai ai cũng phải lè lưỡi kính phục: "Ngài thật là thần thánh, làm thế nào mà ngài biết được gã thợ mộc Ngô Lương". Họ hoàn toàn không biết hôm ấy Bao Công khi tới miếu khám nghiệm, ông nhặt được một vật dưới nền đất, đó là chiếc tầu mực của thợ mộc.
Và ông lại thấy sau lưng tượng Phật có vết bàn tay sáu ngón, bởi thế ông nghĩ tới thợ mộc.
Sai nha dẫn Ngô Lương vào quỳ trước công đường. Bao Công đập bàn quát:
- Ngô Lương, chứng cớ đã rành rành, mà ngươi vẫn không chịu khai thực.
Nha lại quát thét:
- Khai mau, khai mau!
Ngô Lương vội khai:
- Bẩm quan lớn, xin quan bớt giận, con sẽ khai hết sự thực.
Thư lại bên cạnh ghi lời khai. Ngô Lương nói:
- Con chơi thân với hòa thượng trong chùa, hòa thượng rất thích rượu, con cũng là một tên bợm rượu. Vì hôm ấy hòa thượng mời con uống rượu, ai ngờ ông say. Con khuyên ông nên nhận một đồ đệ, để sau này lỡ ra viên tịch. Ông nói: "Bây giờ đồ đệ rất khó tìm. Dù sau này có viên tịch ta cũng chẳng sợ. Mấy năm nay ta kiếm được hơn hai chục lạng bạc". Nhân lúc đang say, con mới hỏi rằng: “Số bạc ấy ông giấu chỗ nào, nếu mất thì thật là uổng công mấy năm trời". ông ấy nói: "Mất làm sao được chỗ ta giấu chẳng ai ngờ tới". Con bèn hỏi: "Thế ông giấu ở chỗ nào?" Ông ấy nói: "Chúng ta thân thiết nhau, tôi mới nói cho anh biết, anh chớ nói với người khác nhé!". Thế rồi ông bảo rằng, ông giấu vào đầu tượng Phật. Lúc ấy con mới nổi máu tham, lại thấy ông ấy say, đã lấy rìu giết chết ông. Thưa ngài, xưa nay con dùng rìu phạt gỗ đã quen rồi nhưng chưa từng phạt người bao giờ. Bỗng nhiên phạt người con bủn rủn cả thân tay. Nhát rìu đầu phạt sẩy, ngờ đâu con gặp phải loại sư hổ mang định cướp rìu của con, con không chịu buông tha, đè ông ta xuống, chém liền mấy nhát, ông ta chết. Hai tay con đẫm máu, cứ thế lên bệ tay trái đỡ lấy lưng tượng, tay phải moi bạc trong đầu tượng ra, không chút để ý, để lại dấu tay. Nay bị ngài sáng suốt tìm ra, con quả thực đáng chết.
Thấy đã khai thực, Bao Công lấy chiếc tàu mực đưa cho Ngô Lương xem. Ngô Lương nhận ra đó là chiếc tàu mực của mình, vì rút rìu ra, chiếc tàu mực ấy đã rơi xuống. Bao Công bảo hắn kí vào bản lời khai, rồi cùm tay, tống hắn vào nhà giam. Thẩm Thanh vô cớ chịu oan, Bao Công thưởng mười lạng bạc, rồi cho về.
Vừa định kết thúc phiên xét xử, bỗng nghe thấy tiếng trống kêu oan. Bao Công lập tức cho phép vào. Thấy hai người từ cửa ngách bước tới. Một người trạc hai mươi tuổi, một người khoảng trên dưới bốn mươi, cả hai đều quỳ trước công đường. Người trẻ tuổi nói:
- Con tên là Khuông Tất Chính, có người chú mở cửa hàng bán vải đoạn, tên là Khuông Tất Hưu. Vì chú con có một tua quạt bằng san hô nặng một lạng tám, mất ba năm nay chưa tìm thấy. Không ngờ hôm nay lại thấy người này đeo vật ấy bên hông. Sợ rằng mình nhận lầm, con định mượn để xem xem. Ai ngờ người ấy không cho xem, mà còn chửi là con vu cho ông ấy, rồi ông ấy giữ chặt con lại. Xin ngài phán xét.
Người ấy nói:
- Con là người Giang Tô, tên là Lã Bội. Hôm nay tại chỗ đường hẹp con gặp anh này, anh ta ngăn con lại, cứ khăng khăng nói rằng chiếc tua san hô con đeo bên hông là của anh ấy. Giữa thanh thiên bạch nhật mà dám đón đường ăn cướp, anh này quả thực là một kẻ xấu. Cầu mong ngài phán xét.
Nghe xong, Bao Công cầm lấy chiếc tua san hô xem, thấy quả đúng như thế, nó mầu hồng nhạt bóng loáng, đẹp tuyệt vời. Bao Công hỏi Khuông Tất Chính:
- Ngươi vừa nói chiếc tua này nặng bao nhiêu?
- Thưa ngài, nặng hai lạng tám. - Khuông Tất Chính nói. - Nếu không đúng, và không giống hệt nhau, thì con không dám đổ cho ông ấy.
- Ngươi có biết chiếc tua này nặng bao nhiêu không? - Bao Công hỏi Lã Bội.
- Chiếc tua này là bạn con cho. - Lã Bội trả lời. - Con không biết nó nặng bao nhiêu lạng.
Bao Công quay lại gọi Bao Hưng lấy cân tiểu li cân. Quả nhiên nặng đúng một lạng tám.
Bao Công nói với Lã Bội:
- Nếu theo trọng lượng, thì anh ta nói không sai, theo lí mà nói, chiếc tua này là của anh ấy.
- Trời ơi! Bẩm ngài, chiếc tua này vốn là của bạn con cho con. - Lã Bội lo lắng nói, con cân làm gì cơ chứ? Người Giang Tô chúng con không dám nói dối.
- Nếu là của bạn cho, thì bạn tên là gì? - Bao Công nói.
- Hãy khai thực.
- Bạn con là Bì Hùng, - Lã Bội nói, - anh ấy là lái buôn ngựa ai cũng biết.
Bao Công bỗng nhiên nghe thấy hai tiếng Bì Hùng, bèn bảo dẫn hai người này xuống dưới, rồi lập tức truyền lệnh bắt Bì Hùng tới xét hỏi. Bao Công tạm rời khỏi công đường dùng cơm.
Một lát sau, có người đến báo, Bì Hùng đã tới. Bao Công trở lại công đường, nói:
- Giải Bì Hùng vào.
Bì Hùng quỳ trước công đường, nói:
- Thưa ngài, ngài gọi con tới có việc gì?
- Nghe nói ngươi có chiếc tua quạt san hô, có đúng không?
Bao Công hỏi.
- Có ạ! Bì Hùng nói. - Ba năm trước, con nhặt được.
- Chiếc tua ngươi có đưa cho ai không? - Bao Công hỏi.
- Con không biết ai đánh mất, - Bì Hùng nói, - thì con dám đưa cho ai.
- Chiếc tua ấy hiện ở đâu? - Bao Công hỏi.
- Hiện đang ở nhà con. - Bì Hùng nói.
Bao Công bảo cho Bì Hùng đứng sang một bên, rồi gọi Lã Bội tới.
Bao Công hỏi:
- Vừa rồi hỏi Bì Hùng, thì anh ta bảo, chưa bao giờ tặng anh chiếc tua này, vậy thì chiếc tua này tại sao đến tay anh? Hãy nói mau!
Tự nhiên Lã Bội cuống lên, mới nói rằng Liễu thị vợ Bì Hùng cho. Bao Công thấy trong đó có manh mối, hỏi ngay:
- Tại sao Liễu thị lại cho ngươi chiếc tua này? Hãy nói thực ra.
Lã Bội không nói. Bao Công lệnh vả vào mồm hắn, sai nha vội bước lên, thì Lã Bội đã xua tay nói:
- Thôi thôi, xin ngài bớt giận, con xin nói.
Thế rồi hắn thuật lại, hắn đã thông dâm với Liễu thị và Liễu thị tặng hắn như thế nào. Bì Hùng thật không ngờ vợ mình lại thông dâm với Lã Bội. Bao Công lập tức cho gọi Liễu thị tới. Ngờ đâu Liễu thị rất căm giận chồng, vì hắn không chung thủy với mình, hằng đêm đã thông dâm với gái. Bởi thế tới công đường, không cần tra hỏi, Liễu thị đã tố cáo Bì Hùng thông dâm với Tất thị, vợ Dương Đại Thành, rằng:
- Vật này Bì Hùng lấy của Tất thị về giao cho con hai ba năm nay. Con thân thiết với Lã Bội rồi ngấm ngầm tặng anh ấy.
Bao Công lập tức lệnh bắt Tất thị đến xét hỏi.
Đang lúc xét xử, thì bỗng nghe thấy tiếng trống kêu oan, Bao Công tạm thời cho những người này đứng sang một bên, và cho gọi người đánh trống kêu oan vào. Người vừa vào trạc năm mươi tuổi, tên là Khuông Tất Hưu, chú Khuông Tất Chính. Vì nghe thấy người ta lôi cháu mình tới cửa quan nên vội vàng tới thưa:
- Cách đây ba năm, con không nhớ ngày, con tới cửa hàng bán vải đoạn của Dương Đại Thành mua đoạn, và dùng chiếc tua này làm vật thế chấp. Mấy hôm sau, con đến cửa hàng hỏi, thì không thấy Dương Đại Thành tới cửa hàng, và cũng không thấy chiếc tua này. Bởi thế con đến nhà Dương Đại Thành, ai ngờ Dương Đại Thành đã chết đúng vào tối hôm ấy, và cũng không biết tăm tích chiếc tua ấy, đành ngậm đắng nuốt cay. Không ngờ hôm nay đứa cháu của con nhìn thấy, rồi bị người ta đưa lên quan. Xin quan lớn đèn trời soi xét, để con được minh oan.
Nói xong ông vái đầu cúi lạy.
Bao Công nghe xong hiểu ngay, cho Tất Hưu xuống, rồi lập tức giải Bì Hùng, Tất thị lên xét hỏi. Bao Công hỏi Tất thị:
- Chồng ngươi chết vì bệnh gì?
Tất thị chưa trả lời, Bì Hùng đứng lên đáp:
- Chết vì đau tim.
Bao Công đập bàn quát:
- Đồ chó chết! Tại sao ngươi biết chồng chị ta chết vì đau tim? Đúng là vì gian dâm mà âm mưu giết đi. Hãy khai rõ sự thực ngươi đã mưu hại Dương Đại Thành thế nào.
Lính hầu hai bên cũng quát thét để uy hiếp:
- Khai mau, khai mau!
Bì Hùng hoảng sợ nói:
- Quả thực con đã thông dâm với Tất thị, song con không mưu hại Dương Đại Thành.
- Thằng này vẫn còn che giấu. - Bao Công nói. - Ngươi còn nhớ khi ngươi ở hàng ăn không? Ngươi vào hàng, thì có một người đầy máu me theo vào, chủ hàng nói, ngươi sợ hãi không dám uống rượu, trả luôn tiền rồi bỏ đi. Nay trước công đường ngươi còn dám chối quanh. Các người đâu mang dụng cụ tra tấn ra đây.

Bì Hùng sợ quá, cứng họng, thầm nghĩ: "Ngay cả việc uống rượu này ngài cũng biết rồi, thì việc khác giấu sao được. Nếu không khai thực thì sao tránh khỏi tra tấn đau đớn". Nghĩ xong, hắn gật đầu nói:
- Xin ngài đừng giận dữ, con xin khai.
- Khai mau. - Bao Công nói.
- Chỉ vì tâm đầu ý hợp, con gian dâm với Tất thị. - Bì Hùng nói. - Sợ rằng Dương Đại Thành biết được sẽ ngăn chặn, bởi thế chúng con âm mưu, chuốc anh ấy uống rượu say, rồi giết đi lén lút bỏ vào quan tài, rồi nói là anh ấy chết đột ngột về bệnh tim. Lúc ấy thấy tua san hô, con cầm lấy mang về nhà, đưa cho vợ con cất đi. Thưa ngài, con đã khai hết sự thực.

Nghe xong, Bao Công bắt ký vào tờ khai. Rồi lập tức định tội: Tất thị bị lăng trì; Bì Hùng bị chém đầu; đánh Lã Bội bốn mươi gậy rồi tha về. Liễu thị bán cho nhà quan; chú cháu nhà họ Khuông được mang tua san hô về. Bởi thế ai ai cũng khen Bao Công tài giỏi như thần thánh. Khắp nơi đều ca ngợi truyền tụng.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11-13

Trang 13 trong tổng số 20

Chương 7 (B)
Nói xong anh cúi lạy. Thi Công nhìn Tri phủ, nói:
- Tri phủ nghe rõ không? Canh tư ngài bắt người. Nhưng canh tư Kim Hữu Nghĩa mới rời khỏi nhà. Còn Triệu Tam canh ba ra khỏi cửa. Như vậy người bị chết ra khỏi nhà trước, hung thủ rời khỏi nhà sau. Kim Hữu Nghĩa canh tư mới rời khỏi nhà nhặt được tráp thì bị ngài bắt được. Về thời gian không khớp nhau. Vả lại không có hung khí. Ngài khép Kim Hữu Nghĩa vào tội tử hình, quả là chưa thỏa đáng.
Tri phủ cúi đầu nói:
- Quả là ngài Khâm sai đã phán đoán tài giỏi như thần thánh. Tôi thực không sao sánh kịp. Xin hết sức mong ngài tha thứ.
Thi Công lạnh nhạt mỉm cười, nói:
- Triệu Mai thị, ngươi nói Triệu Tam nghèo khổ, đói rét, đi săn để kiếm ăn, và có một người bạn là Phùng Đại Sinh có phải không?
- Chỉ có anh ấy thôi, - Mai thị nói, - ngoài ra không còn ai khác.
- Thế thì khi đi họ đều hẹn nhau cùng đi, - Thi Công nói, - hay là chồng chị đi trước tìm Phùng Đại Sinh.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Ai dậy trước thì người ấy đi gọi, - Mai thị nói, - chứ không phân biệt rạch ròi, họ đi với nhau vào lúc mấy giờ.
- Ngươi nói hôm ấy vào canh ba, - Thi Công nói, - mang theo gậy phòng thân, đi tìm Phùng Đại Sinh. Song không biết có tìm thấy Phùng Đại Sinh không?
- Khi anh ấy đi rồi, - Mai thị nói, - con đóng cửa nằm ngủ. Một lát sau bỗng nghe thấy gọi liền mấy tiếng: "Thím Tam! Thím Tam!". Đúng là tiếng Phùng Đại Sinh. Con bảo: "Anh ấy đi từ sớm rồi!". Phùng Đại Sinh nói: "Không tìm thấy anh ấy đâu?”. Thế rồi anh ấy lẩm bẩm bỏ đi.

Nghe xong Thi Công nói:
- Mai thị! Thường ngày Phùng Đại Sinh đến gọi chồng chị, thì gọi thế nào?
- Thường ngày khi tới cổng, - Mai thị nói, - Phùng Đại Sinh thường gọi rất to: "Lão Tam, dậy đi! Muộn rồi".
- Thế là được rồi, - Thi Công vừa nói vừa rút lệnh, nói tiếp - Hãy đến bắt ngay Phùng Đại Sinh tới xét hỏi.
Sai nha nhận lệnh, đến thẳng thôn Tiền, thấy mấy người dân, trong đó có một người biết Trịnh Hồng. Trịnh Hồng cười nói:
- Tôi có một chút việc công, mời đến quý thôn, xin phép hỏi thôn Tiền có vị nào là Phùng Đại Sinh đi săn không?
- Ngài hỏi Phùng Đại Sinh ư? - Người ấy nói. - Trước đây anh ấy thường kết bạn với Triệu Tam. Từ khi Triệu Tam chết, Phùng Đại Sinh không đi săn nữa, bây giờ thì anh không ra khỏi cửa, suốt ngày ru rú ở nhà, chỉ đóng cửa ngồi lặng lẽ một mình. Ông Trịnh, ông cứ đi theo hướng bắc, cái cửa đen thứ sáu là nhà anh ấy đấy.
- Xin cám ơn ông. - Trịnh Hồng cười nói.
Anh tới cửa nhà Phùng Đại Sinh, gõ cửa.
Phùng Đại Sinh đang ngồi trong nhà. Vợ anh ta là Chu thị đang nghĩ về món tiền lớn trời cho. Bỗng nghe thấy có tiếng gõ cửa, Phùng Đại Sinh giật mình đánh thót, nói:
- Mình hãy ra ngoài xem ai? Nếu là người lạ thì hỏi họ tên gì! Nếu họ hỏi tìm ta, thì bảo mấy hôm nay ta không về.
- Không cần phải dặn, - Chu thị nói, - tôi khắc biết nói, anh cứ yên tâm.
Vừa nói Chu thị vừa ra mở cửa, thấy một người đội mũ tua đỏ, mặc áo dài màu lam, đứng trước cửa, dáng oai vệ. Chị ta khép cửa lại. Trịnh Hồng nhìn người đàn bà, bất giác cười thầm, anh nói:
- Tôi là bạn thân của Phùng Đại Sinh, hôm nay có một việc cần nhờ anh, xin chị mời anh ấy ra đây, anh em chúng tôi gặp nhau nói cho tiện.
Chu thị vốn là người ngu đần, nghe thấy thế không biết thực hư, cười nói:
- Đã là người thân thiết, thì xin mời anh vào trong nhà uống nước, chuyện trò. Phùng Đại Sinh là chồng em, suốt ngày ngồi ở nhà buồn bã, mong có bạn bè tới chơi.
Trịnh Hồng là sai nha nhiều năm, rất quen việc, thấy vợ Đại Sinh nói thế, anh nói:
- Cám ơn chị, chị đi trước dẫn đường.
Phùng Đại Sinh lắng tai nghe vợ nói, nhưng không rõ. Lại nghe thấy gọi nhau anh anh chị chị mời chào như người quen. Cứ nghĩ rằng bạn bè thân thiết đến. Chợt ngẩng lên nhìn thì lại là sai nha, anh ta cuống lên. Chu thị nói:
- Chủ nhà đâu, mau ra tiếp khách đi. Tôi đã dẫn anh anh vào đừng buồn rầu nữa.
Đại Sinh đành phải ra tiếp. Trịnh Hồng chắp tay cười nói:
- Ông anh nhàn nhã quá, cứ ở nhà lâu nay không gặp.
Phùng Đại Sinh không còn cách nào, bèn nói.
- Không dám, tôi dạo này cứ hay buồn ngủ, tự nhiên thấy người mệt mỏi uể oải, mong ông anh tha thứ cho. Xin phép được hỏi tên quý anh là gì, hiện ở đâu?
- Chúng ta mới xa nhau mà anh đã quên rồi. Nghĩ rằng anh phát tài, nên không nhận ra đứa em này. Có anh em ở nha môn mời anh, nhắc anh là có việc cần ra ngay. Tôi là Trịnh Hồng.
- Anh vốn là em Trịnh Đại, - Phùng Đại Sinh nói, - quả là có mắt như mù, tôi thật là vô lễ. Xin anh đừng giận, tôi quên thật. Người trong nha môn mà anh nói tên gì mà tôi không nhớ ra?
- Tôi cũng không biết tường tận. - Trịnh Hồng nói. - Tôi nghĩ rằng đã mời anh, anh đến là biết ngay thời.
Nói xong Trịnh Hồng nghiêm nét mặt, nhìn quanh nhà một lượt, rồi rút chiếc còng trong người ra, nói:
- Cho tay vào thì tốt hơn, tôi sợ ông lớn trốn bữa tiệc.
Anh còng vào tay, Đại Sinh mặt tái nhợt cắt không ra máu. Chu thị cuống lên. Trịnh Hồng nói:
- Anh ấy làm gì, chắc rằng chị cũng rõ.
- Đã còng tôi, - Đại Sinh nói, - chắc là tôi bị kiện lên quan rồi.
- Anh đừng nói nữa, tôi đã còng thì mở ra làm sao được. Trịnh Hồng nói.
- Xin ông rộng lòng thương. - Đại Sinh nói.
- Được! Trịnh Hồng nói. - Theo lời ông anh thì ngại gì mà không kết bạn bè, hơn nữa việc của anh cũng chẳng quan trọng gì. Tôi thấy anh có một số người bạn nói ra khiến người trong làng xóm cũng thấy khó coi.

Hai người tới thành, vào công đường.
Thi Công dùng cơm xong đang uống trà. Sai nha tới báo.
- Đã giải Phùng Đại Sinh tới.
Thi Công lên công đường. Lập tức truyền lệnh dẫn Nhâm thị, Phùng Đại Sinh, Mai thị và những người láng giềng tới, mới có thể kết án được.
Thi Công hỏi:
- Ngươi là Phùng Đại Sinh phải không?
- Con là Phùng Đại Sinh, - Phùng Đại Sinh trả lời, - con xin cúi đầu lạy ngài.
- Ngươi làm nghề gì? - Thi Công hỏi. - Có mấy người bạn?
- Con là người thôn Tiền, - Đại Sinh nói, - cha mẹ đều mất, vợ con là Chu thị. Con sống bằng nghề đi săn. Con có một người bạn tên là Triệu Tam. Hằng ngày vẫn đi săn với nhau, không ngờ anh ấy bị Kim Hữu Nghĩa giết chết. Chỉ còn lại mình con, khó mà đi săn được, chỉ ở nhà một mình. Con luôn luôn tôn trọng luật pháp, không làm điều gì sai trái. Hôm nay sai nha của ngài tới bắt con, không biết vì duyên cớ gì.
Thi Công lạnh lùng cười, nói:
- Quý Tri phủ chú ý nghe đây. Ngươi là người khoa bảng, không như những người thường, xét hỏi ngươi không thể qua loa, Triệu Mai thị nói là Kim Hữu Nghĩa không phải là bạn bè thân thiết, không có thù oán gì. Triệu Tam lại là người nghèo khổ vì sao Kim Hữu Nghĩa lại giết người? Vì sao anh ta giết người vô cớ, rồi bỏ đầu vào tráp mang về nhà? Hơn nữa giờ giấc cũng không khớp, vậy thì Triệu Tam chết bởi một lí do nào khác. Từ nhà Phú Gia, thôn Tiền và Hậu Trại, ba nơi ấy cách sông bao xa?
Trần Tri phủ cúi người thưa rằng:
- Cách sông hai dặm.
Thi Công cười phá lên nói:
- Ngài Tri phủ nói thế, về tình và lí càng không thể xuôi được.
Thi Công xét xử bằng tấm lòng thương dân, biết rõ oan khuất, nhưng vẫn sợ còn có chỗ giấu giếm, nên ông cố ý quát hỏi Kim Hữu Nghĩa. Kim Hữu Nghĩa cúi đầu nói:
- Đúng là con tìm đến chỗ để bạc, chứ hoàn toàn không giết người, con đâu có biết Triệu Tam đến nhà Phú Gia, mà tới đó chờ để giết anh ấy? Lát nữa ngài gọi hàng xóm của con tới hỏi thì biết.
- Những lời ngươi khai ở đây sao không giống lời khai với quan Tri phủ?
- Bẩm quan lớn. - Kim Hữu Nghĩa cúi đầu nói. - Trước đây con cũng khai với quan phủ như thế. Không biết vì sao quan phủ không nghe, dùng mọi hình thức tra khảo con. Quả thực con không chịu nổi hình phạt, nên mới nhận.
Một lát sau sai nha vào quỳ, nói:
- Bẩm ngài, láng giềng nhà Triệu Tam đã tới.
Thi Công ngẩng đầu lên, thấy một ông già quỳ trước công đường. Ông nói:
- Gọi các ông đến chẳng có việc gì khác, chỉ yêu cầu các ông phải khai thực về Kim Hữu Nghĩa, không có chút ảnh hưởng gì đến các ông. Nếu nói sai thì các ông sẽ bị liên lụy.
- Phùng Đại Sinh, - quan khâm sai nói, - bạn ngươi đã bị giết, ngươi tất phải biết sự thực. Sự việc đã xẩy ra thế nào, ngươi phải khai mau.
- Con tuy là bạn Triệu Tam, - Phùng Đại Sinh nói, - anh ấy bị người ta sát hại, quả thực con không biết. Xin quan lớn cứ điều tra cho rõ.
- Các ngươi hãy nói, - Thi Công nói với những người láng giềng, - ai là hàng xóm của ai?
- Chúng con là Triệu Đại và Vương Nhị, là hàng xóm của Trương Hữu Nghĩa. - Người bên dưới nói.
- Mẹ con Kim Hữu Nghĩa từ trước tới nay tốt xấu thế nào, - Thi Công nói, - các ngươi phải nói thực.
- Mẹ con anh ấy là người sống yên phận, - hai người nói, - mẹ hiền lành, con hiếu thảo.
- Đúng! - Thi Công nói.
Lại có hai người:
- Chúng con là Lý Vĩnh và Tôn Xương, là hàng xóm của Triệu Tam.
- Khi còn sống, - Thi Công nói, - hành vi của Triệu Tam thế nào?
- Khi còn sống, - hai người nói, - Triệu Tam rượu chè, quan hệ lăng nhăng, chẳng có gì là anh ta không làm. Mai thị vợ anh ta là một người hiền lành.
- Đúng rồi! Đúng rồi! - Thi Công nói.
Lại có hai người nói:
- Chúng con là Vương Tứ, Trương Lục là láng giềng của Phùng Đại Sinh.
- Tính cách Phùng Đại Sinh thế nào? - Thi Công hỏi.
- Phùng Đại Sinh, - hai người nói, - cũng có cái tốt, cái không tốt. Ra ngoài thường hay gây gổ, trong nhà thì vẫn yên lành.
Thi Công cho hai người xuống dưới.
- Triệu Tam là bạn đi săn của ngươi, - Thi Công hỏi Phùng Đại Sinh anh ta bị giết chết ngươi có biết không?
- Bẩm ngài, - Phùng Đại Sinh nói, - Triệu Tam cùng đi săn với con. Anh ấy bị người ta giết chết con không biết.
- Đã là bạn với nhau, - Thi Công gật đầu nói, - nếu đi săn anh có gọi anh ấy đi không?
- Khi đi săn, có ngày anh ấy gọi con, có ngày con gọi anh ấy - Đại Sinh trả lời.
- Còn ngày hôm ấy thì sao? - Thi Công hỏi.
- Con dậy sớm, - Đại Sinh nói, - khoảng canh tư con ra khỏi nhà. Đến cửa nhà Triệu Tam gọi: "Thím Tam, Thím Tam".
- Mai thị, - Thi Công hỏi Mai thị - chồng chị đi khỏi nhà lúc mấy giờ, chị có nhớ không?
- Chồng con ra khỏi nhà lúc canh ba. - Mai thị đáp.
- Phùng Đại Sinh, - Thi Công hỏi Đại Sinh, - canh ba Triệu Tam ra khỏi nhà, ngươi đến tìm anh ấy vào lúc canh tư, đến cửa nhà Triệu Tam ngươi gọi như thế nào, ngươi phải nói ngay. Sai một chữ ta sẽ không tha.
- Thường ngày con vẫn gọi là: - Đại Sinh nói: "Lão Tam, dậy rỗi! Muộn rồi!".
- Triệu Mai thị, - Thi Công nói, - Phùng Đại Sinh nói đúng hay sai?
- Anh ấy nói đúng. - Mai thị nói. - Hôm ấy đã muộn, anh ấy đến gọi, đang lúc mơ mơ màng màng con bỗng nghe thấy tiếng gọi: "Thím Tam! Thím Tam! Thím gọi Triệu Tam dậy đi”. Con nói: "Anh ấy đi từ lâu rồi?". Anh ấy đứng ngoài nói: "Sao tôi không gặp, nếu gặp thì càng tốt, không gặp thì tôi đợi ở nhà". Nói xong anh bỏ đi.
- Phùng Đại Sinh, - Thi Công nói, - ngươi đi săn với Triệu Tam, mang gì đi?
- Chúng con săn cả thú lẫn chim. - Đại Sinh nói. - Săn chim thì dùng lưới, săn thú thì Triệu Tam mang chiếc gậy cao gần đầu người, con mang một con dao.
- Hôm ấy ngươi đợi ở nhà, - Thi Công nói, - anh ấy có tới không?
- Con đợi ở nhà đến sáng mà vẫn không thấy tới. Về sau nghe thấy người ta nói anh ấy bị Kim Hữu Nghĩa giết chết.
Thi Công nhếch mép cười, nhìn các quan và sai nha nói:
- Các người nghe kĩ thì thấy hung thủ không phải là Kim Hữu Nghĩa, mà là Phùng Đại Sinh. Không biết vì sao hắn lại giết Triệu Tam, rồi lại đến cửa nhà anh gọi để che mắt mọi ngươi. Hằng ngày tới tìm, gọi "Triệu Tam", hôm ấy tới tìm lại gọi "Thím Tam". Rõ ràng hắn biết Triệu Tam không ở nhà giả vờ tới tìm, chính là để đánh lừa mọi người. Hơn nữa nếu Triệu Tam gặp tai họa thì phải đi tìm Phùng Đại Sinh. Bỏ đầu vào tráp, vứt bên ngoài, ai nhặt được chiếc tráp ấy, thì coi như đã sa vào bẫy của hắn. Các người suy nghĩ kĩ xem có đúng không?
Các quan khom người nói.
- Ngài thật là cao kiến. Chúng tôi không sao sánh nổi.
- Vẫn chưa có đối chất, - Thi Công nói, - lát nữa chúng ta sẽ rõ .
Nói xong ông viết một tờ thiếp bằng giấy đỏ, gói vào tờ giấy. Rồi nói:
- Trịnh Hồng.
- Dạ, - Trịnh Hồng quỳ xuống thưa.
- Người có biết chữ không? - Thi Công hỏi.
- Con cũng biết đôi ba chữ, - Trịnh Hồng nói.
- Ngươi hãy mang tờ thiếp này đi. - Thi Công cười nói. - Cứ theo đó mà làm. Không được cho ai biết. Nếu lộ ra, ngươi sẽ bị trọng tội.
- Vâng ạ? - Trịnh Hồng đáp.
Trịnh Hồng nhận tờ thiếp đi ra. Năm bảy sai nha theo sau cứ đòi xem tờ thiếp ấy thế nào. Trịnh Hồng lè lưỡi nói:
- Đến bố tôi sống lại cũng không được nhìn nữa là. Chờ tôi về sẽ biết.
Nói xong anh tới chỗ vắng, mở xem. Ra ngay khỏi thành tới nhà Phùng Đại Sinh gõ cửa, gọi:
- Bà chị ơi! Hãy ra mở cửa mau!
Chu thị vội ra xem, thấy sai nha. Trịnh Hồng theo chân vào ngay, nói:
- Chị thật nguy rồi, việc anh ấy giết Triệu Tam đã bị bại lộ, anh ấy đã khai trước công đường, quan đã lấy khẩu cung, song rất may không khai ra chị, mà chỉ có mình anh ấy thôi. Anh ấy bí mật nhờ tôi nói với chị, hiện có ít vốn liếng, hãy mau mau đi đút lót. Nếu tra tấn đau quá không chịu nổi mà lôi cả chị ra thì khốn.
Chu thị thấy thế tưởng thật, nói:
- Nếu không quen biết anh, thì anh ấy cũng chẳng dám nhờ. Tôi nói thực với anh, số vốn ấy có thật, tôi cũng nhìn thấy rồi. Anh với anh ấy thân thiết như anh em ruột, nên tôi mới cho anh biết. Anh hãy lại đây!
Vừa nói, chị ta vừa mở chiếc ang lấy dao cạy, lôi ra một gói vải, để lên giường, mở ra thì đó là năm thoi bạc. Chu thị vừa nói tới việc chia bạc, Trịnh Hồng nghiêm sắc mặt, lôi chiếc còng ra nói:
- Đi mau lên, tới công đường hãy nói.
Chu thị sợ hết hồn, nói:
- Đưa cho anh ấy ba thoi cũng không dùng hết, mà để lại cho tôi ba thoi cũng không dùng hết. Thôi thì anh lấy hai, tôi hai, còn phần chú một. Cho anh ấy hai thoi để lo kiện, còn hai thoi tôi mua ít đồ trang sức để đi lấy chồng.
Trịnh Hồng thấy Chu thị tính toán như thế nói:
- Chị chia như thế không được, chị hãy đi theo tôi về thành, đến chỗ Khâm sai đại nhân mà chia.
Nói xong Trịnh Hồng nghiêm sắc mặt, mở còng ra tra vào tay Chu thị, bấm còng đến tách một cái, nói:
- Chị đi cho, công đường đang chờ lấy khẩu cung.
Chu thị biết rằng khó mà thoát được, bèn gói bạc lại vác lên vai, khóa cửa. Hai người tới thẳng công đường, quỳ trước án thư.
Vừa thấy Chu thị, Đại Sinh đã hoang mang lo sợ. Thi Công thấy đấy không phải là người đàn bà lương thiện. Ông hỏi:
- Mụ kia hãy khai thực, số bạc này ở đâu ra? Nếu khai không đúng với chồng ngươi đã khai thì ngươi sẽ phải phạt rất nặng. Hãy khai từ đầu.
Thấy thế Chu thị quỳ xuống rồi bò lên nửa bước nói:
- Con không dám nói sai: chồng con là Phùng Đại Sinh, chơi thân với Triệu Tam. Hôm đó anh ấy đến gọi chồng con đi săn. Chồng con dậy, giắt dao vào hông rồi ra khỏi cửa, khoảng hai canh sau, trời vẫn chưa sáng, thì anh ấy về gọi cửa. Con mở cửa ra, anh ấy bước vào nhà, vội đánh diêm đốt đèn, rồi lấy từ trong người ra năm thoi bạc, buộc bằng chỉ đỏ.
Người đàn bà khai xong, cúi lạy.
Phùng Đại Sinh nghe thấy thế, sợ quá. Thi Công nói:
- Phùng Đại Sinh, ngươi còn quanh co nữa hay thôi? Ngươi hãy khai thật tỉ mỉ.
- Bẩm ông lớn, - Phùng Đại Sinh nói, - hôm ấy Triệu Tam tới gọi con trước, lúc ấy trời còn đêm, chưa quá canh ba. Trước đây cũng thường dậy sớm như thế bỗng nhiên nghĩ tới một việc, muốn về nhà, đi qua nhà Phú Gia, nghe thấy có tiếng trẻ con cãi nhau. Con vào xem thì thấy trong vườn Phú Gia có năm đứa bé trắng trẻo khôi ngô, đeo yếm đỏ. Nhiều lần tới gần thì chúng biến mất. Tới bên bãi sậy, Triệu Tam đá phải một chiếc tráp. Cầm lên xem, thấy sẵn cả chìa khóa, mở ra thì bên trong là năm thoi bạc. Thấy đó là bạc Nguyên Bảo. Ai cũng đòi được nhiều. Ai ngờ rằng tiền của nhiều là tai họa. Hai chúng con cãi nhau. Con đã chém chết anh ấy, giắt bạc vào người rồi cắt đầu anh ta bỏ vào tráp. Con nghĩ rằng vụ này nhà họ Phú sẽ chịu kiện thay. Để chiếc tráp ấy trước cổng nhà Phú Gia. Sau đó con lại tới gọi cửa nhà Triệu Tam, để mọi người khỏi nghi ngờ. Con đã giết người, ai ngờ ngài tới, đúng lúc hồng nhạn kêu oan. Thế mới biết thiện ác đều có báo ứng. Con nhạn ấy đã minh oan cho Kim Hữu Nghĩa, bởi vì: một hôm con và Triệu Tam đánh lưới được một con nhạn, lúc ấy Kim Hữu Nghĩa đi tới mua con nhạn ấy ba trăm đồng, rồi thả ra! Nào ngờ biết anh oan khuất con nhạn đã tới kêu oan để cứu anh. Đúng là ăn hiền gặp lành, ác giả ác báo. Xin ngài cũng không cần phải truy hỏi nữa. Con hoàn toàn khai hết sự thực và tình nguyện chết.

Thi Công nghe Phùng Đại Sinh cung khai, nghĩ rằng đó hoàn toàn là sự thực, ông nổi giận quát:
- Kim Hữu Nghĩa, mẹ con ngươi có nghe thấy không?
- Con đã nghe rõ rồi ạ. - Mẹ Hữu Nghĩa cúi đầu nói.
- Kim Hữu Nghĩa tham của không nghe lời mẹ, - Thi Công nói, - để đến nỗi mang họa, suýt nữa thì mất đầu.
- Đa tạ ông lớn đã phán xử rõ vụ án này. - Mẹ Kim Hữu Nghĩa nhìn lên, cúi lạy nói. - Quả là con con đã được cải tử hoàn sinh. Không những con vô cùng biết ơn ngài, mà ngay chồng con ở dưới suối vàng cũng vô cùng cảm ơn đức độ của ngài.
- Mai thị, - Thi Công nói, - Triệu Tam chồng ngươi bị Phùng Đại Sinh giết chết. Ngươi không biết lại đổ oan cho người tốt.
- Thưa ngài, - Mai thị vội nói, - hung thủ do ngài Tri phủ bắt, xét hỏi tại công đường và Kim Hữu Nghĩa cũng nhận tội tại công đường, không liên quan gì tới con.
Nói xong cúi đầu lạy. Thi Công nói:
- Quý tri phủ đã nghe rõ chưa? Xin hỏi ngài, Kim Hữu Nghĩa có phải là người giết Triệu Tam không? Ta phán xét như thế có đúng không? Còn có chỗ nào chưa phải, xin Tri phủ cứ nói rõ. Tri phủ tuyệt nhiên không biện hộ cho những yếu kém của mình.
Trần Tri phủ cúi lạy nói:
- Tôi quả là bất tài, xin ngài tha thứ.
Thi Công cầm bút phán quyết:
"Phùng Đại Sinh giết Triệu Tam, tạm giam vào ngục, chờ giao thuế xong sẽ trảm đầu trước mọi người. Kim Hữu Nghĩa tham tài, không nghe lời mẹ cũng có tội. Nghĩ rằng Hữu Nghĩa gặp oan khuất, nay ta tha cho. Mấy thoi bạc tuy trời cho, là vật của Phú Gia, cũng có phần của họ Kim, ta thưởng cho Nhâm thị hai thoi, vì nhà nghèo, lo lắng cho con, tới cúng Triệu Tam mà bị Mai thị đánh đau”.
Nhâm thị khấu đầu lia lịa nói:
- Kim Hữu Nghĩa gặp nạn, được ngài cứu mạng, ơn ấy không gì sánh nổi, nay được ngài thưởng cho hai thoi bạc khiến con khắc cốt ghi xương, không bao giờ quên được. Con chỉ biết thắp hương cầu trời khấn Phật phù hộ cho ngài đời đời quan cao chức trọng, phò tá triều đình.
Nói xong lại cúi đầu vái lạy.
Thi Công nói:
- Mai thị nhà mẹ đẻ ngươi còn ai thân thuộc không?
- Chồng con khi còn sống, - Mai thị nói, - toàn chơi bời với bọn xấu xa, và cũng không còn ai thân thích. Con lên bảy thì cha chết, khi đi lấy chồng thì mẹ cũng qua đời. Cô cậu và các dì cũng không còn nữa, chỉ còn một thân một mình chẳng biết nương tựa vào đâu.
Nói xong Mai thị khóc như mưa.
- Mai thị không nên thương cảm nữa. - Thi Công nói. - Ta thấy việc này nhất cử lưỡng tiện: Kim Hữu Nghĩa thông minh ngay thẳng, mẹ anh cũng là người hiền lành đạo đức, ngươi cũng vốn là người ngay thẳng. Có thể cùng với Hữu Nghĩa nên vợ nên chồng, cả nhà hiền lành hiếu thuận cũng rất tương xứng. Ta thưởng cho ngươi ba thoi bạc để nuôi thân khi chồng chết, vợ chồng mới nuôi nhau. Ngươi có bằng lòng không cứ nói thẳng ta không trách cứ.
- Bẩm ngài, - Mai thị vừa khóc vừa nói. - Ngài đã minh oan cho chồng con, bắt hung thủ phải đền mạng, con phải hết lòng trinh tiết với chồng mới đúng. Nhưng vì tính cách của Triệu Tam con không thể là một người hết lòng trinh tiết được. Bây giờ con chỉ còn biết vâng theo ngài. Công ơn của ngài như biển cả con nguyện theo lệnh ngài không dám trái lời.
Nghe xong Thi Công rất vui, nói:
- Kim Nhậm thị, con ngươi gặp oan, đấy cũng là kết quả của kiếp trước. Bạc là người mối, làm chứng cho Mai thị làm dâu nhà bà.
- Xin đa tạ công ơn trời biển của ngài. Con hoàn toàn nghe theo lời chỉ bảo của ngài.
Thi Công quay lại nhìn Tri phủ nói:
- Quý Tri phủ, ngài xử vụ này chính là vu cáo cho người lương thiện, lẽ ra ta phải xử tội ngài, nhung ta nghĩ đây là lỗi ngài sơ tâm chứ không phải là tham ô. Việc này có thể tha thứ được. Ta nghĩ rằng, ngài được đỗ đạt không phải là chuyện dễ, nên ta gia ân tha cho. Sau này mọi việc ngài phải giải quyết hết sức thận trọng.
Tri phủ vâng vâng dạ dạ nghe lời. Thi Công nói:
- Phạt ngài một khoản tiền: Mai thị lấy Kim Hữu Nghĩa, phí tổn cưới xin bao nhiêu ngài phải lo.
- Tôi xin vâng lệnh. - Tri phủ nói.
Thi Công lệnh giam Phùng Đại Sinh vào ngục, còn cho tất cả mọi người về. Ai ai cũng rất đỗi vui mừng, khen Thi Công là một vị quan thiên tài.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11-12

Trang 12 trong tổng số 20

Chương 7

Hồng Nhạn Chợt Kêu Nỗi Oan
Rửa Sạch Mộ Mới Vừa Lễ Hận Cũ Tiêu Tan
Thi Công, Hạ Thiên Bảo, Hoàng Thiên Bá, Vương Đông cưỡi ngựa theo đường cái quan phi thẳng tới Tế Nam. Tới phủ Tế Nam rẽ vào thành, đến quán Kim Đình tất cả đều xuống ngựa theo Thi Công đi vào. Trong quán Kim Đình đã thấy Quan Tiểu Tây, Vương Điện Thần, Thi An đúng đó nghênh tiếp. Chào hỏi xong, Thi Công cho người bày yến tiệc khoản đãi. Thi Công ngồi ở hàng đầu, mọi người theo thứ tự cũng ngồi vào, yến tiệc xong đêm đã khuya, tất cả đều về các phòng nghỉ ngơi.
Sáng hôm sau, Thi Công dậy rửa mặt chải đầu, rồi vội vã lên công đường. Các quan văn võ đã tới đông đủ, họ đứng xếp hàng hai bên, cúi chào Thi Công. Thi Công nhìn Tri phủ nói:
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Quý phủ có biết thuyền lương bao giờ tới Tế Nam không?
- Chỉ độ bốn năm hôm nữa sẽ tới. - Tri phủ vái lạy nói.
- Tri phủ hãy đem các vụ án đã xử và chưa xử ra đây để bản Bộ xem. - Thi Công gật đầu nói.
Tri phủ tuân lệnh, rồi bảo thư lại trình lên. Thi Công lướt nhìn, trong đó có vụ án Kim Hữu Nghĩa vô cớ giết Triệu Tam, song người chết và hung thủ chưa hề quen biết nhau, và cũng chẳng có hận thù gì nhau, hung khí cũng không tìm thấy. Kết án phải đền mạng. Xem xong, Thi Công thấy khả thi. Đang lúc trầm ngâm, bỗng thấy một con nhạn đậu dưới mái hiên kêu nháo nhác, khiến mọi người kinh ngạc.
Thi Công nghĩ: "Việc này nhất định có oan ức chi đây". Thi Công bèn rút lệnh ra, thấy tên Diêu Năng, bèn gọi:
- Diêu Năng hãy nghe ta sai bảo.
Thấy bên dưới có một người quỳ, Thi Công nói:
- Ngươi hãy cầm lệnh đi theo con nhạn. Ngươi phải để ý, nhạn đỗ xuống đâu, ở đó có người thì về báo, nếu còn nấn ná thì ta sẽ trị tội.
Diêu Năng kinh sợ, quỳ xuống rồi bò lên nửa bước, cúi đầu thưa rằng:
- Thưa ông lớn, con đi bằng hai chân, làm sao mà theo kịp chim bay? Chúng bay trên không xuyên qua các đường phố ra khỏi thành, thì con lần mò sao được. Xin ông lớn rộng lòng thương, nếu như nó bay vụt đi mất, thì con biết đâu mà tìm.
Thi Công đập bàn, chỉ vào mặt quát:
- Tên này to gan thật, dám từ nan việc ta giao. Từ ngày ta nhậm chức tới nay, ta đã tìm ra các vụ án không có đầu mối tra hỏi cả Thổ thần, Thổ thần cũng phải khai, kiện ma quỷ cũng tìm ra; đá, rái cá, khỉ cũng biết đi kiện, cóc nhái và chó cũng biết kêu oan, làm Tri phủ đấu trí bắt gió lốc; tại phủ Thuận Thiên đã tìm ra vụ án nhân sâm; ở xóm La Cổ ta đã xử án Táo quân. Nay ta thấy vụ án Kim Hữu Nghĩa, tất có oan tình. Thấy nhạn kêu quái lạ, đây là loài chim tín nghĩa, trời sai chúng tới kêu oan. Ta bảo ngươi đi theo nó, ngươi phải theo ngay. Sao ngươi dám chống lại. Hãy lôi hắn xuống, đánh ba mươi gậy!
Diêu Năng thấy tình thế bất lợi, vội vàng cúi đầu nói:
- Con xin đi.
Thế rồi Thi Công thôi không phạt nữa. Diêu Năng đứng dậy nhận lệnh, tới hiên, chỗ chim nhạn đậu, nói:
- Nhạn ơi! Chỗ nào có oan thì hãy dẫn ta đi tìm. Nhạn phải bay chậm ta mới theo kịp. Ngươi bay qua phố xá, bãi sậy, trăng sáng ta biết đâu mà tìm. Nhạn ơi! Chúng ta đi thôi.
Lúc ấy nhạn gật đầu, bay lên nhìn Diêu Năng. Thấy thế, ai ai cũng kinh ngạc nói:
- Thật là kỳ lạ, chẳng trách người ta gọi là Trại Bao Công!
Tất cả đổ dồn mắt nhìn chim nhạn, nó bay chầm chậm như là chờ sai nha. Con nhạn ấy bay ra khỏi thành, tới đậu trên một cây cổ thụ, sai nha ngước trông, thấy nó nhìn mình kêu nháo nhác. Diêu Năng cười nói:
- Nhạn ơi, ở công đường mày không nghe thấy ông lớn nói phải tìm cho ra sự thực ư?

Chỉ thấy nhạn đứng im gật gật đầu. Diêu Năng không hiểu sao, rất lo lắng. Đang suy nghĩ miên man, bỗng thấy có người đi tới sai nha vội nấp vào thân cây theo dõi, thấy một người đàn bà trạc trên năm mươi tuổi, xanh xao hốc hác, buồn rũ rượi, nước mắt lưng tròng. Bà mặc chiếc áo vải màu lam, quần xanh, chân nhỏ, đi giày nhọn, tay cầm vàng hương. Tới trước một ngôi mộ, bà quỳ xuống rót rượu, thắp hương, vừa khóc vừa khấn: "Anh Tam, anh chết chưa lâu, nếu anh sống khôn thác thiêng, thì hãy nghe tôi nói. Chồng tôi là Kim Thủ Tín. Tôi họ Nhậm. Hàng chục năm nay, chồng tôi bỏ lại hai mẹ con côi cút. Tên con là Kim Hữu Nghĩa, hai mươi tuổi, buôn bán nhì nhằng kiếm sống. Hiếu thảo nuôi dưỡng mẹ già, nó hoàn toàn không giết người: Anh Tam, anh bị ai giết, vong hồn anh phải biết. Nếu anh linh thiêng thì anh sẽ bắt kẻ sát nhân phải đền mạng, tại sao để người tốt chịu oan?!".

Sau đó bà kể lại con bà bị tống giam thế nào, bị khép tội xử trảm ra sao. Sai nha nghe hết, và cảm thất rất lạ, sao nhạn lại biết minh oan? Anh ngẩng đầu lên, thì nhạn đã bay đi từ lúc nào rồi. Anh nghĩ: "Không hiểu vì sao Thi Công biết Kim Hữu Nghĩa oan khuất Người đàn bà này khóc thật đáng thương, ta phải đến an ủi bà ấy". Chợt thấy từ xa lại có một người đàn bà đi tới. Người ấy trạc ba mươi tuổi, mặc tang phục, đi giày vải trắng, hằm hằm tức giận bước thẳng tới người đàn bà. Chẳng nói chẳng rằng, lôi bà lão ngã sấp gào lên chửi:
- Thằng chó đểu Kim Hữu Nghĩa vô cớ giết chồng ta, con đĩ già vẫn chưa thỏa hận, lại còn tìm đến mộ, yểm đảo.
Vừa chửi, chị ta vung tay đấm túi bụi lên người bà lão. Bà lão quằn quại kêu rên:
- Tôi không thân thiết, không bạn bè, không thù hận, tôi đến kêu van linh hồn anh, cầu xin anh bắt kẻ sát nhân, để người tốt khỏi chịu oan, chứ hoàn toàn không có ý gì khác.
Ngươi thiếu phụ kia vẫn không nghe, cứ đánh bà thùm thụp
Diêu Năng bước tới nói:
- Xin chị đừng giận dữ. Tôi đến đây từ sớm, thấy bà này không có ý gì khác.
Thiếu phụ dừng tay nói:
- Anh là ai, làm gì ở đây?
- Tôi là Diêu Năng, - sai nha nói, - là sai nha của Tế Nam. Tôi vừa theo nhạn tới đây, tìm sự thực về nỗi oan khuất. Tôi nghĩ rằng, chồng chị không phải do Kim Hữu Nghĩa giết. Thi Tổng đốc vừa tới Tế Nam phát chẩn, ngài đã xem qua tờ trình, thấy vụ án Kim Hữu Nghĩa hẳn có oan khuất. Ngài thấy một con chim nhạn lớn đến kêu oan, đã sai ta theo nhạn tới đây. Hai người đừng cãi nhau nữa, hãy theo ta tới gặp ông lớn.
Họ theo anh về thành, tới công đường. Sai nha nói:
- Hai người cứ chờ ở đây, ta vào bẩm với ông lớn.
Tới trước Thi Công, Diêu Năng quỳ xuống bẩm:
- Thưa ngài Khâm sai, con vâng lệnh ngài theo nhạn ra khỏi thành, gặp hai người đàn bà một già một trẻ. Đúng là những người có liên quan tới vụ án Kim Hữu Nghĩa. Hiện con đã đưa họ tới đây, chờ ngài xét hỏi.
Thi Công rất vui, ông hỏi Diêu Năng tỉ mỉ những gì đã xảy ra, rồi cho họ gọi hai người đàn bà vào. Sai nha vâng lệnh, ra ngoài nói với họ rằng:
- Hai người hãy vào đi, và hãy kể lại thật tỉ mỉ cho ông lớn nghe.
Hai người vào lối cửa ngách, quỳ trước án thư.
Thi Công nói:
- Các người hãy khai rõ họ tên.
- Thưa quan lớn. - Bà già nói. - Chồng con là Kim Thủ Tín; mất cách đây mười năm. Con họ Nhậm, sinh được một con trai tên là Kim Hữu Nghĩa, hai mươi tuổi. Vì nhà nghèo nên chưa có vợ, hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Con con rất hiếu thuận, mẹ con con sống nghèo khổ thanh bạch. Có ba gian nhà, một gian nhà ngoài hai gian buồng. Con ở buồng phía đông, con con ở buồng phía tây. Tối hôm ấy hai mẹ con con đang ngồi trù chuyện tại buồng phía tây. Bỗng con nghe thấy đầu phía tây có tiếng con gái. Con sinh nghi, có lẽ Kim Hữu Nghĩa đã dụ dỗ những đứa con gái giấu trong nhà. Kim Hữu Nghĩa thấy thế cuống lên, dậm chân đấm ngực thề: "Nếu con làm việc ấy, thì thiên lôi sẽ đánh chết con!". Không còn cách nào khác, hai mẹ con mang đèn tới buồng phía tây xem sao. Lạ thay! Thấy một chiếc tráp gỗ, khóa đồng, trên khóa lại treo một chiếc chìa. Thấy lạ, con mở ra xem, trong đó có năm thoi vàng(l), tất cả đều buộc chỉ đỏ. Con tôi mừng quýnh lên, cứ luôn mồm niệm Phật. Song con thì vô cùng sợ hãi, nghĩ rằng tiền của không dưng đem tới, sẽ vì tiền mà mang họa.
(1) Thoi: bằng năm mươi lượng (ND).
Thi Công nói:
- Số bạc ấy trời cho, vì sao mà nàng sợ?
- Một là sợ con con giấu con. - Người mẹ nói. - Hơn nữa tục ngữ có câu: Của phù vân nó vần xuống biển. Mẹ con tôi có khổ cũng do số kiếp đã định trước rồi, làm sao có thể thay đổi được? Thưa ngài, xin ngài hãy nghĩ cho: con là người quả phụ không nghề nghiệp, mẹ con sống rất cực khổ. Tuy là chồng chết phải theo con, song sao có thể nghe theo một đứa con ít tuổi? Thấy việc ấy, ai mà không truy hỏi? Nếu như nó lấy cắp về mà cứ lờ đi, theo nó ăn uống, lâu sau rồi cũng sẽ sinh sự, lúc ấy con lại mắc phải tội không nghiêm khắc dạy con. Đó chính là không hiểu được phép vua, khi chết đi gặp chồng con sẽ vô cùng hổ thẹn. Vì con nhiều lần truy hỏi, nó vẫn không nói rõ. Sợ sinh ra việc chẳng lành, con bảo nó vứt đi, nhưng nó cứ tiếc. Con bảo: "Nếu con không nói rõ lai lịch số bạc này, thì ta sẽ đưa con cùng số bạc ấy tới cửa quan?". Khi đó Kim Hữu Nghĩa mới nghe theo lời con, không cần số bạc này nữa. Nó nói: "Đương nhiên là nó có lai lịch". Đêm ấy con đang ngủ, thấy văng vẳng bên tai có tiếng người thì thà thì thào, nghe không rõ. Con nghĩ rằng số bạc này là của người nói chuyện mang tới. Nó gối đầu lên tráp ngửi thử thì lạ thay đó là bạc thật. Con đành nghe theo nó ôm tráp đến buồng phía đông. Nó gối đầu lên tráp ngủ. Con cũng tắt đèn đi nằm, nhưng không sao ngủ được. Đến ấy chưa đến canh ba, bỗng thấy Kim Hữu Nghĩa gọi: "Hỏng rồi, mẹ ơi đến mau”. Con vội dậy, thắp đèn, đến buồng phía tây xem: thấy Kim Hữu Nghĩa sợ hãi, mặt tái nhợt, kêu là có ma. Nó nói: "Con gối đầu trên chiếc tráp khảm vàng, nhắm mắt, cứ mơ mơ màng màng không sao ngủ được. Thấy năm đứa bé, đeo yếm băng vải đoạn màu đỏ, tay dắt tay, cười khúc khích nói: “Kim Hữu Nghĩa, tiếc thay ngươi không gặp vận may, chiếc tráp không còn chỗ chúng ta nữa. Bây giờ xin báo cho người một tin, ngươi phải nhớ rõ nơi đến: chỗ ấy cách đây ba dặm, đó là nhà Phú Gia - chúng ta đều ở đấy. Người muốn tìm ta thì tới đó. Nói xong chúng dắt tay nhau đi ra. Con giật mình tỉnh dậy, ngươi đầm đìa mồ hôi, sờ lại chiếc tráp thấy đã biến mất".
Các quan võ và sai dịch thấy thế, ai cũng sững sờ, và thấy rất kỳ lạ. Thi Công nói:
- Về sau thế nào?
- Thưa ngài. - Nhậm thị nói. - Về sau con con tham của, không nghe lời con. Đêm ấy vào khoảng canh năm, một mình nó ra khỏi nhà đi tìm bạc. Con ở nhà chờ đợi, đến khi trời sáng, nó vẫn chưa về. Sợ rằng đã xảy ra tai họa, con tựa cửa trông ngóng. Thấy một người láng giềng báo tin, khiến con không còn hồn vía.

Nói tới đây bà kêu thảm thiết, khóc như mưa như gió. Thi Công trầm ngâm nói:
- Ngươi hãy nói ta nghe, ngươi láng giềng nói gì.
- Thưa ngài, - Nhậm thị nói. - Lúc ấy có người nói là: "Bà Kim ơi, nguy rồi! Con bà đã giết người ở nhà Phú Gia, bỏ đầu người vào tráp mang đi! Gặp ngay ngài quan phủ, khóa tay giải về thành tống ngục, chờ tới mùa thu xử trảm". Con không còn cách nào, về nhà, đưa cơm đến nhà tù cho con: Thấy con mình oan uổng, hôm nay con mua vàng hương đến mộ Triệu Tam cúng, cầu mong linh hồn anh khôn thiêng, phù hộ con bắt được hung thủ, để Kim Hữu Nghĩa khỏi chết oan. Khấn khứa chưa xong thì vợ anh ấy tới. Chị ấy đổ cho con đến yểm đảo, rồi đánh con, không cho con phân trần. May mà được sai nha của ngài khuyên can. ông ấy bảo là có con hồng nhạn đến kêu oan, rồi đưa con đến đây. Đó là chuyện đã xảy ra, con không dám nói sai.
Thi Công trầm ngâm suy nghĩ, nói:
- Quan phủ hãy sai người giải Kim Hữu Nghĩa tới đây, để ta xét hỏi.
Tri phủ tuân lệnh, sai người đi gọi. Một lát sau, sai nhà giải Kim Hữu Nghĩa tới. Thi Công nói:
- Kim Hữu Nghĩa!
Thấy mẹ quỳ trước công đường, Hữu Nghĩa quỳ xuống bò lên nửa bước, nói:
- Xin quan lớn cho phép con được nói.
Thế rồi anh kể lại từ đầu, sự việc đã xảy ra. Thi Công thấy hai mẹ con anh nói giống hệt nhau, không sai một chữ, cho đó là sự thực. Thi Công lại nói:
- Kim Hữu Nghĩa! Nếu ngươi không tham lam, thì đâu đến nỗi tự dưng gây tai họa. Ngươi gối đầu lên chiếc tráp thiếp vàng, mơ thấy năm đứa bé, chúng đã nói không ở nhà ngươi nữa, lẽ ra cứ mặc chúng, song ngươi lại không nghe lời mẹ, tham của đi tìm. Vậy ngươi nhặt được chiếc tráp ấy ở đâu/ Ngươi hãy khai thực.
- Con không nghe lời mẹ. - Kim Hữu Nghĩa nói. - Ra khỏi nhà, tới nhà Phú Gia. Cách nhà con ba dặm. Đến đó trăng sao vẫn còn sáng, con nhìn thấy chiếc tráp. Sợ có người biết, con ôm tráp vào lòng, quay ngay trở về. Vừa đi được mấy bước, ngẩng đầu lên, thấy đèn đuốc sáng rực, thì đó là quan Tri phủ. Sợ quá con chạy trốn, không ngờ quan Tri phủ nhìn thấy, bảo sai nha gọi con đến trước kiệu. Ngài hỏi con trong tráp có gì? Đêm khuya khoắt đi đâu? Con cuống lên, sợ quá không nói được. Nếu nói là bạc thì sợ quan lớn nhập kho. Con cứ ngần ngừ. Quan lớn bảo sai nha mở tráp ra xem, song không phải là bạc mà lại một chiếc đầu lâu đẫm máu. Quan Tri phủ lập tức sai người khóa tay con rồi giải về nha môn. Hỏi con vì sao giết người? Tử thi hiện ở đâu, hung khí để đâu? Vì sao lại bỏ đầu vào tráp? Thấy bị truy hỏi, con nát ruột nát gan. Con không giết người, thì sao mà trả lời được? Con nói khan nói vã, song quan Tri phủ vẫn không nghe. Chịu mọi tra tấn, quẫn bách không còn cách nào khác, con đành phải nhận. Quan Tri phủ ghép con vào tội tử hình, rồi giam con vào ngục.
Thi Công nhìn quan Tri phủ nói:
- Vụ án Kim Hữu Nghĩa giết người còn có những uẩn khúc, ông thấy thế nào? Ta phải tìm cho ra lẽ trong đó có chỗ nào chưa rõ, xin ngài hãy đề xuất.
Tri phủ chắp tay nói:
- Đại nhân, sức học rộng như biển, quả thì tôi không sánh kịp. Tôi bất tài, học thức nông cạn, nhiều chỗ không nhìn thấy xin ngài chỉ bảo.
Thi Công lạnh nhạt mỉm cười nói:
- Ngài Tri phủ sai rồi! Nếu quan châu phủ ai ai cũng nói: “Tôi bất tài, học thức nông cạn, không đảm đương được tính mạng dân", thì ngài không nghĩ rằng, tính mạng của dân đều trong tay quan phủ, châu, huyện, dân bị oan khuất trời sẽ không tha.
Thi Công lại hỏi Kim Hữu Nghĩa:
- Ngươi trông thấy tráp lúc nào?
- Thưa ngài lúc canh hai.
- Ngủ đến mấy giờ - Thi Công hỏi.
- Thưa ngài, - Hữu Nghĩa trả lời, - vào lúc canh tư.
- Ngươi ra khỏi nhà, - Thi Công hỏi, - có mang vật gì không?
- Con đi tay không. - Hữu Nghĩa nói.
- Quý Tri phủ gặp Hữu Nghĩa chỗ nào? - Thi Công hỏi. - Lúc ấy là canh mấy?
- Tôi gặp lúc canh tư. - Trần Tri phủ nói.
- Ngài nói không đúng. - Thi Công nói. - Canh tư Kim Hữu Nghĩa ra khỏi nhà, quý Tri phủ lại nói canh tư bắt được phạm nhân, thời gian không khớp. Hơn nữa canh tư thì đêm đã khuya lắm rồi, trong tay lại không có hung khí thì giết người sao được? Hơn nữa Kim Hữu Nghĩa nếu có thù mà giết Triệu Tam, thì không có lí gì lại bỏ đầu vào tráp mang về. Ta quả không sao hiểu nổi. Xin hỏi quý Tri phủ giết người bằng hung khí gì?
Tri phủ vái lạy nói:
- Tôi giải Kim Hữu Nghĩa về nha môn truy hỏi, Kim Hữu Nghĩa đã cung khai: bỗng nhiên vì thù oán xưa, mà đâm chết Triệu Tam, hung khí vút xuống sông, mò không thấy, hắn đã khai thế nên tôi mới kết tội.
Thi Công lạnh lùng mỉm cười, nói:
- Ngài Tri phủ, ta nói mấy câu, xin ngài hãy nghe cho rõ. Tôi và ngài ăn lộc của vua, phải báo đền ơn vua. Xét hỏi dân tình cần phải thận trọng. Những vụ án liên quan đến tính mạng con người, càng phải đặc biệt lưu tâm. Đợi ta tìm ra vụ án này thì ngài sẽ hiểu.
Thi Công hỏi vợ Triệu Tam:
- Chồng ngươi bị giết, trong đó có những tình tiết, chắc ngươi cũng phải biết chút ít. Kim Hữu Nghĩa không thân thiết không bạn bè gì với chồng ngươi, thì vì sao lại thù hận? Người ta ai cũng có lương tâm, không cho phép điêu oa. Nơi dương thế có phép vua, nơi âm ti còn có quỷ thần. Nếu ngươi nói sai một chữ, ta điều tra ra, thì ta quyết không tha.
- Bẩm quan lớn. - Mai thị cúi đầu trả lời. - Con ba mươi tuổi cha mẹ đều mất. Mười tám tuổi lấy Triệu Tam, tính ra đã hơn mười năm. Con không có con, mẹ chồng cũng đã qua đời. Chồng con rượu chè, trai gái, chơi bời với bọn xấu xa con cũng mặc. Song dù có xấu đến thế nào chăng nữa, khi đã kết tóc xe tơ nên duyên chồng vợ, thì tình nghĩa như biển cả. Nay bị giết chết, con không đau đớn sao được? Anh ấy không thân thiết, không bạn bè, không thù oán gì Kim Hữu Nghĩa, song anh ấy có một người bạn rất thân thiết.
Thi Công hỏi:
- Người bạn ấy là ai?
- Khi còn sống, - Mai thị nói, - vì nhà nghèo, chồng con kết bạn đi săn kiếm sống, chứ có vàng bạc gì đâu! Kim Hữu Nghĩa vì thù mà giết chứ không phải vì tiền của. Hơn nữa khi chết, chồng con không ở ngoài.
Thi Công vội hỏi:
- Chồng người không ở ngoài, hẳn là phải chết ở nhà.
- Vì thường đi săn, - Mai thị nói, - nên đã kết bạn với một người ở thôn Tiền, tên là Phùng Đại Sinh. Anh ấy hơn chồng con hai tuổi, thường đi lại thân thiết như anh em ruột thịt. Trước đây hai người thường hay đi với nhau. Hôm ấy chồng con uống rượu ngủ ở nhà. Anh ấy dậy sớm bảo là đi săn, mang theo một chiếc gậy phòng thân, nói là đi tìm Phùng Đại Sinh, khi đi còn bảo con đóng cửa. Sáng dậy có người nói với con là chồng con đã bị giết chết không thấy đầu. Con cùng với Hương Bảo vào thành bẩm báo. Nào ngờ đâu lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt. Hung thủ Kim Hữu Nghĩa đã bị ngài Tri phủ bắt được. Không chịu nổi tra tấn đã phải khai hết. Con thấy có người phải đền mạng là được rồi, chứ hoàn toàn không muốn gì thêm.

Nói xong chị vái lạy. Thi Công gật đầu nói:
- Mai thị nghe ta hỏi đây, phải nói thực. Phùng Đại Sinh ở đâu? Nhà ngươi ở đâu?
- Con ở Hậu Trại, - Mai thị nói, - hai thôn cách nhau một dặm.
Thi Công gật đầu nói:
- Chồng ngươi bị hại chỗ nào?
- Tại nhà Phú Gia, phía đông thôn Hậu Trại. - Mai thị nói. - Ngoài trại có một bãi sậy. Chồng con bị hại tại đó.
- Chồng ngươi đi khỏi nhà lúc nào. - Thi Công hỏi.
- Lúc canh ba.
Thi Công hỏi Kim Hữu Nghĩa, Kim Hữu Nghĩa nói:
- Con ra khỏi nhà, đến ngay nhà Phú Gia. Thấy chiếc tráp ấy ở cửa sau nhà Phú Gia, con ôm tráp theo hướng bắc về nhà, thì gặp ngài Tri phủ.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh